Điều Kiện Thành Lập Công Ty Đo Đạc

Thành lập công ty đo đạc như thế nào? Điều kiện thành lâp công ty đo đạc có khó không? Để có câu trả lời cho câu hỏi này, khách hàng vui lòng tham khảo bài viết sau đây của Luật Dân Việt

Cơ sở pháp lý điều kiện thành lập công ty đo đạc

Luật doanh nghiệp 2020

– Luật đo đạc và bản đồ 2018

– Nghị Định Số: 01/2021/NĐ-CP Đăng Ký Doanh Nghiệp, sửa đổi bổ sung Nghị định 108/2018 NĐ-CP

– Nghị định 27/2019/NĐ-CP hướng dẫn Luật Đo đạc và bản đồ

Đo đạc và phân tích thông số đo, phân tích bản đồ có vẻ còn là một ngành nghề khá mới với các doanh nghiệp nhưng ứng dụng của nó vào thực tế là rất lớn, không chỉ phục vụ cho việc nghiên cứu địa chất mà còn là cơ sơ cho việc phân chia hạ tầng, hỗ trợ các lĩnh vực khác như xây dựng, giao thông,… Với tính ứng dụng cao nên nhiều doanh nghiệp đo đạc được thành lập trong thời gian gần đây. Tuy nhiên, để đảm bảo hoạt động đúng quy định, công ty đo đạc phải đáp ứng được các điều kiện sau:

Nội dung của hoạt động đo đạc khi thành lập công ty đo đạc

Hoạt động đo đạc là việc thu nhận, xử lý thông tin, dữ liệu để xác định vị trí, hình dạng, kích thước và thông tin thuộc tính của đối tượng địa lý. Hoạt động đo đạc bao gồm:

– Thiết lập hệ thống số liệu gốc đo đạc quốc gia, hệ tọa độ quốc gia, hệ độ cao quốc gia và hệ trọng lực quốc gia.

– Thiết lập hệ thống số liệu các mạng lưới đo đạc quốc gia.

– Xây dựng hệ thống dữ liệu ảnh hàng không và hệ thống dữ liệu ảnh viễn thám.

– Xây dựng, vận hành, cập nhật cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia; thành lập và cập nhật hệ thống bản đồ địa hình quốc gia.

– Đo đạc và bản đồ về biên giới quốc gia.

– Đo đạc và bản đồ về địa giới hành chính.

– Chuẩn hóa địa danh.

– Xây dựng, vận hành công trình hạ tầng đo đạc cơ bản.

Điều kiện thành lập công ty đo đạc như thế nào?

Để có thể hoạt động kinh doanh dịch vụ đo đạc hợp pháp, doanh nghiệp cần 2 điều kiên đó là phải được thành lập hợp pháp ( Tức có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh) và được Cấp giấy phép hoạt động đo đạc.

Thành lập công ty đo đạc

Khách hàng có nhu cầu thành lập doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đo đạc, vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ nhanh chóng và hiệu quả nhất. Luật Dân Việt trực tiếp thực hiện toàn bộ quy trình thành lập doanh nghiệp cho khách hàng:

– Soạn thảo hồ sơ thành lập : Dựa trên thông tin khách hàng cung cấp, chúng tôi sẽ soạn thảo đầy đủ các đầu mục hồ sơ ,tương ứng với từng loại hình doanh nghiệp khách hàng dự định thành lập, sau đó gửi đến khách hàng kiểm tra và ký hồ sơ.

– Nộp hồ sơ đến cơ quan Nhà nước: Luật Dân Việt đại diện cho khách hàng đến cơ quan Nhà nước để nộp hồ sơ, nộp các khoản phí, lệ phí. Đồng thời, theo sát quá trình xử lý hồ sơ của cơ quan có thẩm quyển, và nhận kết quả giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

– Giao kết quả thành lập kèm con dấu pháp nhân: Chúng tôi sẽ tiến hành trao kết quả thành lập sớm nhất đến khách hàng đồng thời hỗ trợ đặt dấu, và công bố mẫu dấu pháp nhân cho doanh nghiệp để doanh nghiệp có thể đi vào kinh doanh sớm và hợp pháp.

Lưu ý: Để kinh doanh ngành nghề đo đạc, doanh nghiệp cần đăng ký mã ngành :

7110 – Hoạt động kiến trúc và tư vấn kỹ thuật có liên quan Chi tiết: Hoạt động đo đạc và bản đồ

Trên đây là điều kiện thành lập công ty đo đạc, khách hàng tham khảo và cân nhắc.

Xem thêm:

Các Bước Công Bố Mỹ Phẩm Như Thế Nào? Được Quy Định Ở Đâu?

Công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp công ty TNHH 1 TV

Công Bố Mỹ Phẩm Phấn Trang Điểm Cần Lập Phiếu Như Thế Nào?

Thủ tục xin cấp Giấy phép hoạt động đo đạc

*Điều kiện cấp giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ

Theo quy định tại Điều 52 Luật đo đạc và bản đồ 2018, để được cấp giấy phép hoạt động đo đạc, doanh nghiệp cần các điều kiện như sau:

– Với tổ chức:

+ Là doanh nghiệp hoặc đơn vị sự nghiệp có chức năng, nhiệm vụ hoạt động đo đạc và bản đồ;

+ Người phụ trách kỹ thuật về đo đạc và bản đồ phải có trình độ từ đại học trở lên thuộc chuyên ngành về đo đạc và bản đồ; có thời gian hoạt động thực tế ít nhất là 05 năm phù hợp với ít nhất một nội dung hoạt động đo đạc và bản đồ của tổ chức đề nghị cấp giấy phép; không được đồng thời là người phụ trách kỹ thuật về đo đạc và bản đồ của tổ chức khác;

+ Có số lượng nhân viên kỹ thuật được đào tạo về đo đạc và bản đồ đáp ứng yêu cầu thực hiện các nội dung đề nghị cấp giấy phép theo quy định của Chính phủ;

+ Có phương tiện, thiết bị, công nghệ đo đạc và bản đồ phù hợp với quy định trong định mức kinh tế – kỹ thuật đo đạc và bản đồ để thực hiện một sản phẩm đo đạc và bản đồ thuộc nội dung đề nghị cấp giấy phép.

– Với nhà thầu nước ngoài:

+ Có quyết định trúng thầu hoặc được chọn thầu của chủ đầu tư, trong đó có hoạt động đo đạc và bản đồ

+ Có lực lượng kỹ thuật, phương tiện, thiết bị, công nghệ đo đạc và bản đồ phù hợp với hồ sơ dự thầu đã trúng thầu hoặc hồ sơ được chọn thầu.

*Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ

– Hồ sơ của tổ chức trong nước:

+ Đơn đề nghị hoặc tệp tin chứa đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ theo Mẫu số 10 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 27/2019/NĐ – CP;

+ Bản sao hoặc tệp tin chụp bản chính quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;

+ Bản sao hoặc tệp tin chụp bản chính văn bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc chuyên ngành về đo đạc và bản đồ, bản khai hoặc tệp tin bản khai quá trình công tác của người phụ trách kỹ thuật

+ Bản sao hoặc tệp tin chụp bản chính văn bằng, chứng chỉ chuyên môn về đo đạc và bản đồ, hợp đồng lao động hoặc quyết định tuyển dụng của các nhân viên kỹ thuật đo đạc và bản đồ;

+ Bản sao hoặc tệp tin chụp bản chính hóa đơn hoặc giấy tờ chứng minh sở hữu hoặc quyền sử dụng phương tiện đo, thiết bị, phần mềm, công nghệ đo đạc và bản đồ.

– Hồ sơ của nhà thầu nước ngoài:

+ Đơn đề nghị hoặc tệp tin chứa đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ theo Mẫu số 11 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 27/2019/NĐ-CP;

+ Bản sao hoặc tệp tin chụp bản chính quyết định trúng thầu (hoặc quyết định được chọn thầu) của chủ đầu tư, trong đó có nội dung về đo đạc và bản đồ thuộc danh mục hoạt động đo đạc và bản đồ phải có giấy phép

+ Bản sao hoặc tệp tin chụp bản chính văn bằng, chứng chỉ chuyên môn về đo đạc và bản đồ, giấy phép lao động do cơ quan có thẩm quyền cấp theo quy định của pháp luật lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam đối với nhân viên kỹ thuật là người nước ngoài;

+ Bản sao hoặc tệp tin chụp bản chính hóa đơn hoặc giấy tờ chứng minh sở hữu hoặc quyền sử dụng phương tiện đo, thiết bị, phần mềm, công nghệ đo đạc và bản đồ phù hợp với hồ sơ dự thầu đã trúng thầu hoặc hồ sơ được chọn thầu.

*Nộp hồ sơ và nhận Giấy phép đo đạc

– Nơi tiếp nhận hồ sơ: Doanh nghiệp gửi hồ sơ qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương liên thông với hệ thống dịch vụ công trực tuyến của Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc gửi trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính tới cơ quan chuyên môn về tài nguyên và môi trường thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

– Xử lý hồ sơ:

+ Trong thời hạn 11 ngày làm việc, cơ quan tiếp nhận hồ sơ theo quy định có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ đề nghị cấp giấy phép, thẩm định hồ sơ và cấp Giấy phép hoạt động đo đạc.

+ Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ hoặc chưa đúng theo quy định, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm thông báo bằng văn bản hoặc thư điện tử cho tổ chức đề nghị cấp giấy phép về việc hoàn thiện hồ sơ theo đúng quy định.

Share:

Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on pinterest
Pinterest
Share on linkedin
LinkedIn
Luật Dân Việt

Luật Dân Việt

Luôn đồng hành và hỗ trợ tư vấn pháp lý tới mọi người !

Tin mới

Bài viết liên quan