Chi Phí Nhà Nước Lĩnh Vực Đăng Ký Bảo Hộ Thương Hiệu

Chi phí nhà nước lĩnh vực đăng ký bảo hộ thương hiệu được hiểu là khoản chi phí mà chủ thể đăng ký thương hiệu phải trả cho cơ quan nhà nước để được cấp văn bằng bảo hộ thương hiệu.
Đăng ký bảo hộ thương hiệu từ lâu đã được coi là một thủ tục pháp lý quan trọng và cần thiết để bảo vệ thương hiệu của chính cá nhân, doanh nghiệp sở hữu. Pháp luật quy định

Chi phí nhà nước lĩnh vực đăng ký bảo hộ thương hiệu được hiểu là khoản chi phí mà chủ thể đăng ký thương hiệu phải trả cho cơ quan nhà nước để được cấp văn bằng bảo hộ thương hiệu.

Đăng ký bảo hộ thương hiệu từ lâu đã được coi là một thủ tục pháp lý quan trọng và cần thiết để bảo vệ thương hiệu của chính cá nhân, doanh nghiệp sở hữu. Pháp luật quy định rất rõ ràng các khoản chi phí phải trả khi các chủ thể có nhu cầu đăng ký thương hiệu. Quý vị có quan tâm đến vấn đề này hãy cùng Luật Dân Việt tìm hiểu cụ thể các mức chi phí qua bài viết Chi phí nhà nước lĩnh vực đăng ký bảo hộ thương hiệu dưới đây.

Đặc điểm tính chi phí bảo hộ thương hiệu

Theo quy định của pháp luật về đăng ký bảo hộ sở hữu công nghiệp, chi phí nhà nước lĩnh vực đăng ký bảo hộ thương hiệu sẽ bao gồm các loại chi phí cố định và các chi phí khác không cố định. Cụ thể như sau:

– Các loại chi phí cố định như: Lệ phí nộp đơn đăng ký cấp Giấy chứng nhận đăng ký bảo hộ thương hiệu, phí công bố, phí đăng bạ thông tin, lệ phí cấp văn bằng bảo hộ,…

– Những loại phí không cố định, phát sinh tùy thuộc vào từng hồ sơ đăng ký bảo hộ thương hiệu: Phí thẩm định về sở hữu công nghiệp; phí thẩm định có yêu cầu sửa đổi đơn; phí thẩm định yêu cầu được hưởng quyền ưu tiên; Phí giải quyết yêu cầu phản đối đơn của bên thứ ba; Phí tra cứu thông tin;…

Chi phí nhà nước lĩnh vực đăng ký bảo hộ thương hiệu

Tại Thông tư 263/2016/TT – BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí sở hữu công nghiệp có quy định về chi phí đăng ký thương hiệu, theo đó mức chi phí nhà nước trong lĩnh vực đăng ký bảo hộ thương hiệu sẽ tùy thuộc vào số nhóm sản phẩm, dịch vụ đăng ký bảo hộ.

Cụ thể:

– Phí thẩm định yêu cầu hưởng quyền ưu tiên là 600.000 đồng/ đơn đăng ký/ yêu cầu

– Phí công bố đơn bảo hộ là 120.000 đồng

– Phí thẩm định nội dung là 550.000 đồng (nếu đơn yêu cầu thẩm định có nhóm sản phẩm, dịch vụ thứ 07 trở đi trong mỗi nhóm sẽ nộp thêm 120.000 đồng)

– Phí tra cứu thông tin cho mỗi nhóm: 180.000 đồng (nhóm sản phẩm, dịch vụ thứ 07 trở đi trong mỗi nhóm sẽ thêm 30.000 đồng)

– Phí đăng bạ thông tin là 120.000 đồng

– Phí cấp văn bằng bảo hộ: 120.000 đồng, đơn có trên 1 nhóm sản phẩm, dịch vụ thì từ nhóm thứ 2 trở đi mỗi nhóm phải nộp thêm 100.000 đồng

– Phí công bố thông tin: 120.000 đồng

Đó là các khoản chi phí nhà nước lĩnh vực đăng ký bảo hộ thương hiệu mà các cá nhân, đơn vị, doanh nghiệp cần nắm rõ để tránh trường hợp nộp không đầy đủ dẫn đến hồ sơ không được nhận.

Nên ủy quyền cho đơn vị đại diện pháp lý nào hỗ trợ thực hiện đăng ký bảo hộ thương hiệu?

Luật Dân Việt chính là đơn vị đại diện đáng tin cậy để Quý khách hàng có thể ủy quyền thực hiện đăng ký thương hiệu. Chúng tôi có những Luật sư cùng các cộng sự hàng đầu trong lĩnh vực Sở hữu trí tuệ, giàu kinh nghiệm thực tế vì đã đăng ký thành công cho rất nhiều cá nhân, đơn vị, doanh nghiệp trên cả nước. Đến với Luật Dân Việt Quý khách hàng sẽ được hỗ trợ các vấn đề:

– Tư vấn chi tiết cụ thể các quy định pháp luật về đăng ký bảo hộ thương hiệu;

– Hỗ trợ tra cứu, tư vấn khả năng được bảo hộ thương hiệu;

– Đại diện khách hàng nộp đơn đăng ký bảo hộ thương hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ, hỗ trợ theo dõi, sửa đổi bổ sung thông tin trong quá trình xem xét đăng ký;

– Hỗ trợ khách hàng tiến hành các thủ tục khiếu nại trong trường hợp bị xâm phạm bản quyền;

– Tư vấn cho khách hàng chiến lược phát triển thương hiệu trên thực tế; thực hiện các chiến dịch quảng bá thương hiệu;

– Hỗ trợ các vấn đề pháp lý khác (nếu cần).

Xem thêm:

Điều Kiện Nhà Cung Cấp Dịch Vụ Mạng Xã Hội Phải Tuân Thủ

Chi Phí Đăng Ký Mã Vạch Sản Phẩm Hàng Hóa Được Quy Định Ở Đâu?

Share:

Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on pinterest
Pinterest
Share on linkedin
LinkedIn
Luật Dân Việt

Luật Dân Việt

Luôn đồng hành và hỗ trợ tư vấn pháp lý tới mọi người !

Tin mới

Bài viết liên quan