Thủ tục giải thể doanh nghiệp năm 2023

Doanh nghiệp phải tiến hành thực hiện các thủ tục chấm dứt hoạt động kinh doanh của mình, doanh nghiệp bị giải thể trong các trường hợp pháp luật quy định. Quyết định giải thể doanh nghiệp phải được sự thống nhất của các thành viên liên quan đến lý do giải thể

Vì một số lý do nào đó mà doanh nghiệp không tiếp tục hoạt động dẫn đến việc giải thể công ty. Đây là vấn đề tưởng trừng đơn giản, nhưng không phải ai cũng nắm rõ thủ tục pháp lý để tiến hành các giải quyết chính xác một số vấn đề cần thiết.

tu-van-thu-tuc-giai-the-doanh-nghiep

Vậy thủ tục giải thể doanh nghiệp, các trường hợp giải thể doanh nghiệp như thế nào. Để giải đáp thắc mắc và hỗ trợ tư vấn thông tin Luật Dân Việt xin chia sẻ gửi đến Quý độc giả bài viết dưới đây.

Giải thể doanh nghiệp là gì?

Giải thể doanh nghiệp là chấm dứt sự tồn tại và không tiến hành hoạt động của một doanh nghiệp theo ý chí của doanh nghiệp hoặc cơ quan có thẩm quyền.

Giải thể doanh nghiệp là một trong những thủ tục quy định tại Luật Doanh nghiệp, doanh nghiệp sẽ ngừng hoạt động và thực hiện rút lui khỏi thị trường, vì vậy việc giải thể doanh nghiệp cần phải tuân theo những thủ tục nhất định.

Các trường hợp giải thể doanh nghiệp

Doanh nghiệp phải tiến hành thực hiện các thủ tục chấm dứt hoạt động kinh doanh của mình, doanh nghiệp bị giải thể trong các trường hợp sau đây:

– Giải thể tự nguyện: Theo quyết định của chủ doanh nghiệp, đại hội cổ đông đối với công ty cổ phần, hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh.

– Giải thể trong trường hợp cơ quan chức năng yêu cầu.

Xem thêm:

Lập Sổ quản lý lao động doanh nghiệp tư nhân

Luật doanh nghiệp 2020

Hiệu đính thông tin đăng ký doanh nghiệp công ty TNHH 1 TV

Thủ tục giải thể doanh nghiệp

Để hiểu rõ hơn Luật Dân Việt xin cung cấp thêm thông tin về thủ tục giải thể doanh nghiệp, như sau:

– Đối với doanh nghiệp giải thể tự nguyện

Bước 1: Thực hiện quyết định giải thể doanh nghiệp

Trước hết, doanh nghiệp phải tiến hành họp để thông qua quyết định giải thể. Việt giải thể doanh nghiệp phải được thông qua bởi chủ sở hữu, đại hội cổ đông đối với công ty cổ phần, hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh.

Quyết định giải thể doanh nghiệp phải được sự thống nhất của các thành viên liên quan đến lý do giải thể. Thực hiện các phương án xử lý quyền và nghĩa vụ phát sinh, tiến hành thanh lý hợp đồng, các khoản nợ.

Nội dung của quyết định giải thể doanh nghiệp phải có:

+ Tên, địa chỉ trụ sở chính doanh nghiệp

+ Lý do giải thể doanh nghiệp

+ Thời hạn, thủ tục thanh lý hợp đồng và tiến hành hành thanh toán các khoản nợ

+ Đề ra phương án giải quyết xử lý nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng lao động

+ Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ký rõ họ, tên

Bước 2: Tiến hành thông báo quyết định giải thể

Khi đã tiến hành thực hiện quyết định giải thể, doanh nghiệp phải thông báo cho những người có quyền và nghĩa vụ liên quan như: đối tác, khách hàng, người lao động trong doanh nghiệp về quyết định giải thể. Nếu doanh nghiệp có các khoản nợ chưa thanh toán được thì phải gửi kèm theo phương án giải quyết đến các chủ nợ.

Bước 3: Tiến hành thanh lý tài sản và các khoản nợ của doanh nghiệp

Căn cứ vào Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định:

“ Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc quyết định của Tòa án có hiệu lực, doanh nghiệp phải triệu tập họp để quyết định giải thể.

Quyết định giải thể và bản sao quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc quyết định của Tòa án có hiệu lực phải được gửi đến Cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan thuế, người lao động trong doanh nghiệp và phải được niêm yết công khai tại trụ sở chính và chi nhánh của doanh nghiệp.

Đối với trường hợp mà pháp luật yêu cầu phải đăng báo thì quyết định giải thể doanh nghiệp phải được đăng ít nhất trên một tờ báo viết hoặc báo điện tử trong ba số liên tiếp”.

Căn cứ vào Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định:

“ Trường hợp doanh nghiệp còn nghĩa vụ tài chính chưa thanh toán thì phải đồng thời gửi kèm theo quyết định giải thể của doanh nghiệp phương án giải quyết nợ đến các chủ nợ, người có quyền lợi và nghĩa vụ có liên quan. Thông báo phải có tên, địa chỉ của chủ nợ; số nợ, thời hạn, địa điểm và phương thức thanh toán số nợ đó; cách thức và thời hạn giải quyết khiếu nại của chủ nợ.”

Bước 4: Tiến hành nộp hồ sơ giải thể đến cơ quan đăng ký kinh doanh thời hạn là 5 ngày, kể từ ngày thành toán hết khoản nợ doanh nghiệp.

Bước 5: Thực hiện cập nhật tình trạng pháp lý doanh nghiệp trên cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

cac-buoc-tien-hanh-giai-the-doanh-nghiep

– Đối với trường hợp giải thể do cơ quan có thẩm quyền yêu cầu

Bước 1: Trên cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ thông báo tình trạng doanh nghiệp đang làm thủ tục giải thể.

Bước 2: Trong thời hạn là 10 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định thu hồi giảy chứng nhận đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp phải họp để ra quyết định giải thể. Quyết định này phải được gửi đến cơ quan thuế, cơ quan đăng ký kinh doanh, người lao động trong doanh nghiệp.

Bước 3: Tiến hành thanh lý tài sản và thanh toán các khoản nợ với chủ nợ

Bước 4: Doanh nghiệp phải nộp yêu cầu giải thể

Bước 5: Trên cơ sở dữ liệu đăng ký quốc gia về đăng ký doanh nghiệp phải được cơ quan kinh doanh cập nhật trạng thái pháp lý.

Dịch vụ giải thể doanh nghiệp trọn gói

Luật Dân Việt cung cấp dịch vụ giải thể doanh nghiệp trọn gói khách hàng. Quý khác hàng chỉ cần cung cấp các giấy tờ cơ bản cần thiết còn các nội dung soạn thảo hồ sơ, xử lý các phần việc sẽ chúng tôi thay mặt thực hiện.

Liên hệ ngay Luật Dân Việt để tư vấn chi tiết

Share:

Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on pinterest
Pinterest
Share on linkedin
LinkedIn
Luật Dân Việt

Luật Dân Việt

Luôn đồng hành và hỗ trợ tư vấn pháp lý tới mọi người !

Tin mới

Bài viết liên quan