Thành lập Doanh nghiệp tư nhân có lợi gì?

Thành lập Doanh nghiệp tư nhân có lợi gì? Bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về những vấn đề này, mời các các bạn tham khảo.

Chắc hẳn mỗi chúng ta đều đã từng nghe nhắc đến hoặc thậm chí đã từng làm việc, công tác tại môt hoặc nhiều “Doanh nghiệp tư nhân” nào đó.

Bởi doanh nghiệp tư nhân là một loại hình doanh nghiệp khá phổ biến với số lượng khá đông đảo, hoạt động trải dài khắp cả nước. Tuy nhiên không phải ai cũng nắm rõ những vấn đề liên quan đến loại hình doanh nghiệp này.

Chính vì lẽ đó, trong bài viết hôm nay Tổng đài tư vấn  của chúng tôi, sẽ dành phần lớn nội dung để nói về khái niệm cụ thể doanh nghiệp tư nhân là gì, điều kiện để thành lập doanh nghệp tư nhân ra sao, những lợi ích khi thành lập doanh nghiệp tư nhân cũng như các thủ tục cần thiết để thành lập doanh nghiệp tư nhân.

loi-ich-thanh-lap-doanh-nghiep-tu-nhan

Bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về những vấn đề này như sau:

Doanh nghiệp tư nhân là gì?

Khái niệm của doanh nghiệp tư nhân được quy định rất rõ ràng, chi tiết trong Luật doanh nghiệp 2020

Theo quy định này, ta có thể hiểu doanh nghiệp tư nhân là loại hình doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ sở hữu và tự chịu trách nhiệm bằng tất cả tài sản của mình về mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Doanh nghiệp tư nhân thì gồm có các đặc điểm riêng biệt sau đây:

+ Mỗi cá nhân chỉ có quyền thành lập 01 doanh nghiệp tư nhân;

+ Doanh nghiệp tư nhân là do một cá nhân làm chủ sở hữu vì thế đương nhiên cá nhân này sẽ là người, chủ sở hữu duy nhất của toàn bộ nguồn lợi nhuận có được từ quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Đồng thời là chủ thể chịu mọi trách nhiệm pháp lý cũng như rủi ro trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp

+ Loại hình doanh nghiệp này sẽ không được phát hành bất cứ loại chứng khoán nào.

+ Doanh nghiệp tư nhân cũng không có tư cách pháp nhân và chủ doanh nghiệp tư nhân sẽ là người trực đại diện pháp lý trực tiếp của doanh nghiệp.

+ Chủ sở hữu của doanh nghiệp tư nhân thì không được cùng lúc là chủ sở hữu của hộ kinh doanh hay là thành viên của một công ty hợp danh khác.

+ Ngoài ra, trong pháp luật doanh nghiệp hiện hành cũng có quy định:

Doanh nghiệp tư nhân thì không được phép mua cổ phần cũng như không có quyền cung cấp vốn, góp vốn để thành lập công ty, thành lập công ty hợp danh, công ty cổ phần hay thành lập công ty TNHH

Xem thêm:

Thủ tục Hợp nhất Doanh nghiệp

Công ty là gì? Lưu ý khi thành lập công ty?

Treo biển hiệu khi thành lập doanh nghiệp tư nhân

Điều kiện thành lập Doanh nghiệp tư nhân

Điều kiện thành lập Doanh nghiệp tư nhân được quy định tại Luật doanh nghiệp 2020

Để thành lập doanh nghiệp tư nhân, bạn cần đáp ứng những điều kiện sau:

– Là cá nhân hoặc tổ chức có tư cách pháp nhân Việt Nam hoặc nước ngoài có quyền được thành lập và làm chủ sở hữu doanh nghiệp tại đất nước Việt Nam, có quy định trong Luật doanh nghiệp 2005

– Những cá nhân, tổ chức không được phép thành lập doanh nghiệp tư nhân đó là:

+ Các tổ chức, cơ quan, đơn vị thuộc quân đội nhân dân. Công an nhân dân Viẹt Nam sử dụng tà sản công từ ngân sách nhà nước để thành lập doanh nghiệp và thu lợi ích riêng cho mình.

+ Những cán bộ, công chức làm việc trong các cơ quan, tổ chức nhà nước được quy định trong pháp luật cán bộ, công chức.

+ Người chưa thành niên, bị mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự

Và một số đối tượng khác có quy định tại Luật Doanh nghiệp 2020

Thành lập Doanh nghiệp tư nhân có lợi gì?

Những ưu điểm khi thành lập loại hình Doanh nghiệp tư nhân đó là:

– Doanh nghiệp tư nhân do một cá nhân làm chủ vì thế được toàn quyền quyết định những vấn đề của công ty, chủ động trong việc điều hành những hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

– Có cơ cấu tổ chức đơn giản giúp cho quá trình thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp cũng trở nên đơn giản hơn.

– Doanh nghiệp tư nhân cũng có thể dễ dàng chuyển nhượng vốn cho chủ thể khác

Và một số lợi ích khác…

Thủ tục thành lập doanh nghiệp tư nhân

Một số lưu ý về thủ tục khi bạn muốn thành lập doanh nghiệp tư nhân đó là:

– Về việc lựa chọn tên để đặt cho doanh nghiệp tư nhân:

+ Cách đặt tên bằng tiếng Việt

 Tên loại hình doanh nghiệp: cần viết là “Doanh nghiệp tư nhân” hay “DNTN”

Phần tên riêng: phải dùng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt hoặc có thể dùng cả các chữ số mà một số ký hiệu để đặt tên riêng cho doanh nghiệp tư nhân.

+ Cách đặt tên bằng tiếng nước ngoài

Tên của doanh nghiệp tư nhân khi được đặt tên bằng tiếng nước ngoài có thể là tên được dịch được phiên dịch từ tên bằng tiếng Việt sang một trong số các tiếng nước khác theo hệ chữ cái La-tinh.

Khi dịch từ tên tiếng Việt sang tên bằng tiếng nước khác thì tên riêng của doanh nghiệp tư nhân đó có thể giữ nguyên bản hoặc lấy một từ nước ngoài khác có nghĩa tưong ứng khi được dịch sang.

+ Ngoài ra, tên của doanh nghiệp tư nhân cũng có thể được viết tắt bằng tên tiếng Việt hoặc từ tên nước ngoài.

Lưu ý: bạn cần truy cập trang web đăng ký kinh doanh và tra cứu xem tên mà mình định đặt cho doanh nghiệp sắp tới có bị trùng kết quả không để tránh gây nhầm lẫn cho đối tác cũng như khách hàng của mình.

– Về việc lựa chọn địa điểm để làm trụ sở của doanh nghiệp tư nhân khi được thành lập

+ Trụ sở chính của các doanh nghiệp tư nhân là nơi để các đối tác cũng như khách hàng, những người có nhu cầu liên hệ với doanh nghiệp đến để trao đổi công việc.

+ Địa chỉ của trụ sở doanh nghiệp thì thường được xác định qua số nhà, số ngách, tên hẻm, tên đường, tên phố hay làng, ấp, xóm, phum, sóc, thị trấn, thị xã, quận, huyện, tỉnh thành phố hoặc qua số điện thoại, email, gmai cũng như số fax của doanh nghiệp (nếu có).

Lưu ý: những nơi mà doanh nghiệp tư nhân không được phép đăt trụ sở, đó là:

+ Khu nhà chung cư chỉ có chức năng để ở

+ Phần chung cư có mục đích sử dụng là nhà ở trong các tòa nhà đa chức năng

Doanh nghiệp chỉ được đặt trụ sở tại phần tòa nhà trung tâm thương mại. hay văn phòng của tòa chung cư đa năng đó.

– Về việc lựa chọn ngành nghề để kinh doanh

Doanh nghiệp tư nhân sẽ lựa chọn ngành kinh tế ở cấp 4 được liệt kê trong Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam được ban hành cùng Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg để điền tên ngành, nghề kinh doanh trên Đơn đề nghị đăng ký doanh nghiệp

Trường hợp các ngành, nghề không có trong hệ thống các ngành kinh tế của Việt Nam, cũng chưa có quy định tại các văn bản pháp luật khác thì sẽ do cơ quan có thẩm quyền về đăng ký kinh doanh cân nhắc để ghi nhận.

– Về vốn điều lệ

Đối với doanh nghiệp tư nhân thì không yêu cầu về vốn điều lệ

Số vốn dùng để đăng ký kinh doanh của chủ sở hữu doanh nghiệp được gọi là vốn đầu tư

Số vốn đầu tư cần được chủ sở hữu doanh nghiệp kê khai một cách chính xác trong Giấy đăng ký kinh doanh.

Xem thêm: Dịch vụ thành lập doanh nghiệp trọn gói

Share:

Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on pinterest
Pinterest
Share on linkedin
LinkedIn
Luật Dân Việt

Luật Dân Việt

Luôn đồng hành và hỗ trợ tư vấn pháp lý tới mọi người !

Tin mới

Bài viết liên quan