Thành Lập Công Ty Chế Biến Thực Phẩm

Dịch Vụ Thành Lập Công Ty Chế Biến Thực Phẩm Mới Nhất của Luật Dân Việt chắc chắn sẽ mang lại cho khách hàng dịch vụ tư vấn tốt nhất. Để tham khảo dịch vụ, khách hàng vui lòng đọc bài viết sau đây của chúng tôi.

Công ty chế biến thực phẩm là gì?

Công ty chế biến thực phẩm là loại hình doanh nghiệp với hoạt động kinh doanh chính là xử lý thực phẩm đã qua sơ chế hoặc thực phẩm tươi sống theo phương pháp công nghiệp hoặc thủ công để tạo thành nguyên liệu thực phẩm hoặc sản phẩm thực phẩm.

Khi tiến hành thành lập Công ty chế biến thực phẩm, để đáp ứng đúng quy định của pháp luật về ngành nghề kinh doanh, doanh nghiệp cần đăng ký những ngành nghề sau đây.

+ Chế biến, bảo quản thịt và các sản phẩm từ thịt – Mã ngành cấp 4: 1010

+ Chế biến, bảo quản thủy sản và các sản phẩm từ thủy sản – Mã ngành cấp 4: 1020

+ Chế biến và bảo quản rau quả – Mã ngành cấp 4: 1030

+ Chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa – Mã ngành cấp 4: 1050

+ Sản xuất tinh bột và các sản phẩm từ tinh bột – Mã ngành cấp 4: 1060

+ Sản xuất ca cao, sôcôla và mứt kẹo – Mã ngành cấp 4: 1070

+ Sản xuất mì ống, mì sợi và sản phẩm tương tự – Mã ngành cấp 4: 1074

+ Sản xuất món ăn, thức ăn chế biến sẵn – Mã ngành cấp 4: 1075

+ Sản xuất thực phẩm khác chưa được phân vào đâuMã ngành cấp 4: 1079

Hồ sơ thành lập công ty chế biến thực phẩm gồm những gì?

Để có thể thành lập công ty, thành viên cần chuẩn bị những giấy tờ, tài liệu sau:

– Giấy đề nghị thành lập Công ty chế biến thực phẩm theo mẫu;

– Danh sách thành viên hoặc cổ đông góp vốn công ty chế biến thực phẩm (đối với công ty TNHH 2 thành viên hoặc công ty cổ phần)

– Điều lệ Công ty chế biến thực phẩm;

– Bản sao chứng thực (công chứng) giấy tờ cá nhân công ty bao gồm: Chứng minh thư nhân dân hoặc hộ chiếu hoặc thẻ căn cước (áp dụng thành viên/cổ đông góp vốn là cá nhân) và Đăng ký kinh doanh hoặc quyết định thành lập ( áp dụng thành viên/cổ đông là pháp nhân) tham gia góp vốn

Số lượng hồ sơ chuẩn bị: 01 bộ gốc

Xem thêm:

Công ty là gì? Lưu ý khi thành lập công ty?

Trang Công Bố Mỹ Phẩm Khi Doanh Nghiệp Thực Hiện Thủ Tục Online

Tra Cứu Thông Tin Công Bố Mỹ Phẩm Có Các Bước Thực Hiện Ra Sao?

Thủ tục thành lập Công ty chế biến thực phẩm như thế nào?

Thủ tục thành lập Công ty chế biến thực phẩm sẽ được thực hiện theo các bước sau đây:

Bước 1: Lựa chọn loại hình doanh nghiệp khi thành lập công ty chế biến thực phẩm

Tại Việt Nam có nhiều loại hình doanh nghiệp, tuy nhiên, phổ biến nhất vẫn là loại hình doanh nghiệp (i) Công ty TNHH (ii) Công ty cổ phần. Mỗi loại hình doanh nghiệp đều có ưu điểm và nhược điểm khác nhau.

Với kinh nghiệp của chúng tôi, công ty chế biến thực phẩm thường liên quan đến hoạt động sản xuất. Do đó, mô hình công ty cổ phần sẽ phù hợp hợn do công ty cổ phần là công ty đối vốn, vì vậy, khả năng huy động vốn sẽ nhanh hơn.

Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ cho việc thành lập công ty chế biến thực phẩm

Hồ sơ thành lập công ty chế biến thực phẩm sẽ do doanh nghiệp chuẩn bị theo hướng dẫn như trên của chúng tôi trong bài viết này.

Bước 3: Nộp hồ sơ xin cấp chứng nhận đăng ký kinh doanh thành lập công ty chế biến thực phẩm tới cơ quan đăng ký

Sau khi chuẩn bị xong hồ sơ, doanh nghiệp sẽ tiến hành nộp hồ sơ tới Sở kế hoạch đầu tư nơi doanh nghiệp đăng ký trụ sở chính, hồ sơ sẽ được nộp qua 2 bước sau:

– Nộp hồ sơ trực tuyến (online) qua cổng thông tin quốc gia về doanh nghiệp

– Nộp hồ sơ giấy tới sở kế hoạch đầu tư sau khi hồ sơ trực tuyến đã được chấp nhận hợp lệ

Bước 4: Nhận giấy chứng nhận đăng ký thành lập công ty và công bố thông tin doanh nghiệp sau khi thành lập

Sau khi hồ sơ hợp lệ, cơ quan đăng ký sẽ cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp, sau khi được cấp ĐKKD, doanh nghiệp sẽ tiến hành công bố thông tin doanh nghiệp trên cổng thông tin quốc gia về doanh nghiệp.

Bước 5: Tiến hành thủ tục khắc dấu tròn công ty chế biến thực phẩm và công bố mẫu dấu công ty trên cổng thông tin quốc gia

Lưu ý: Theo quy định mới của Luật Doanh nghiệp, doanh nghiệp được tự quyết định hình thức và số lượng con dấu của doanh nghiệp

Lưu ý các việc cần làm sau khi thành lập Công ty chế biến thực phẩm

Sau khi thành lập công ty, doanh nghiệp cần chú ý làm những việc sau:

– Treo biển hiệu doanh nghiệp bao gồm thông tin tên công ty; địa chỉ công ty; mã sỗ thuế; số điện thoại (nếu có);

– Kê khai nộp thuế môn bài, sử dụng chữ ký số để kê khai nộp thuế theo quý, đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử khi có nhu cần phát hành và sử dụng hóa đơn,

Lợi ích của khách hàng khi sử dụng dịch vụ thành lập công ty chế biến thực phẩm tại Luật Dân Việt

+ Được sự hỗ trợ của các luật sư giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn doanh nghiệp nói chúng và thành lập công ty chế biến thực phẩm nói riêng;

+ Tư vấn chuyên sâu cho khách hàng về loại hình doanh nghiệp, ưu nhược điểm của từng loại hình.

+ Trên cơ sở pháp lý là giấy ủy quyền của khách hàng, Luật Dân Việt sẽ tiến hành mọi thủ tục thành lập Công ty chế biến thực phẩm;

+ Đối với khách hàng ở Hà Nội, chúng tôi sẽ luôn đến tận nơi của khách hàng trong suốt quá trình tư vấn, thực hiện công việc.

+ Nếu doanh nghiệp sử dụng dịch vụ thành lập công ty của Luật Dân Việt xảy ra tranh chấp, chúng tôi sẽ hỗ trợ giải quyết hoàn toàn miễn phí.

+ Đặc biệt, Luật Dân Việt có chế độ ưu đãi vô cùng hấp dẫn khi khách hàng sử dụng các gói dịch vụ.

Share:

Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on pinterest
Pinterest
Share on linkedin
LinkedIn
Luật Dân Việt

Luật Dân Việt

Luôn đồng hành và hỗ trợ tư vấn pháp lý tới mọi người !

Tin mới

Bài viết liên quan