Miễn giấy phép lao động là gì? Trường hợp miễn giấy phép lao động 2020

Miễn giấy phép lao động là cụm từ chỉ lao động người nước ngoài làm việc tại Việt Nam thuộc trường hợp mà không phải thực hiện thủ tục cấp giấy phép lao động

Miễn giấy phép lao động là cụm từ được quan tâm hiện nay đối với những người lao động người nước ngoài làm việc tại Việt Nam. Theo đó, các vấn đề cũng được quan tâm ở đây là những trường hợp nào được miễn giấy phép lao động, khi xác định cá nhân thuộc trường hợp này thì phía bên người lao động, người sử dụng lao động cần phải làm thủ tục gì?

Dưới đây, chúng tôi – Luật Dân Việt sẽ cùng các bạn tìm hiểu những nội dung trên theo quy định pháp luật mới nhất về các vấn đề liên quan miễn giấy phép lao động.

Miễn giấy phép lao động là gì?

 Miễn giấy phép lao động là cụm từ chỉ lao động người nước ngoài làm việc tại Việt Nam thuộc trường hợp mà không phải thực hiện thủ tục cấp giấy phép lao động

Trường hợp được miễn giấy phép lao động?

Theo căn cứ tại Bộ luật lao động, điều 7 của nghị định số 11/2016/NĐ-CP, trong đó có quy định chi tiết về trường hợp người lao động nước ngoài không thuộc vào đối tượng phải cấp giấy phép lao động – hay chính là các trường hợp miễn giấy phép lao động, cụ thể như sau:

Thứ nhất: Các trường hợp người lao động là người nước ngoài quy định cụ thể tại khoản 1,2,3,4,5,6,7,8 của điều 172, bộ luật lao động:

– Là chủ sở hữu hoặc có thể là thành viên góp vốn thuộc công ty TNHH

– Là thành viên của Hội đồng quản trị thuộc công ty cổ phần

– Là Trưởng của văn phòng đại diện hoặc của dự án từ 1 tổ chức quốc tế, ngoài ra có thể là trưởng của tổ chức phi chính phủ ở tại Việt Nam

– Thực hiện việc chào bán dịch vụ khi di chuyển vào Việt Nam trong vòng dưới 3 tháng.

– Thực hiện các công việc mục đích để xử lý khắc phục những sự cố hoặc tình huống thuật nào đó, công nghệ phức tạp phát sinh gây ra ảnh hưởng (có nguy cơ ảnh hưởng) đến việc sản xuất hoặc kinh doanh.

Trong đó, các chuyên gia của Việt Nam và nước ngoài đang hiện công tác làm việc tại Việt Nam đã từng tiến hành xử lý được các sự cố phát sinh này nhưng không thể khắc phục được.

– Là luật sư người nước ngoài đồng thời được cấp giấy phép được hành nghề luật sư ở Việt Nam theo quy định pháp luật.

– Theo các quy định thuộc điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên

– Là đối tượng học sinh, sinh viên người nước ngoài đang học tập tại Việt Nam đồng thời làm việc tại Việt Nam

– Ngoài ra, còn có các trường hợp khác của quy định Chính phủ

Thứ hai: Các trường hợp quy định theo khoản 2, điều 7 nghị định số 11/2016/NĐ-CP:

– Người lao động nước ngoài di chuyển vào Việt Nam để làm nhiệm vụ hỗ trợ công tác nghiên cứu, xây dựng hoặc thẩm định, theo dõi các quy trình đánh giá, quản lý, thực hiện chương trình dự án nào đó với nhu cần dùng nguồn hỗ trợ ODA ( hoặc thỏa thuận tại các điều ước quốc tế ODA đã được ký kết); cung cấp các dịch vụ về tư vấn cụ thể chuyên môn

– Chủ thể là người nước ngoài được Bộ Ngoại giao chỉ định thực hiện công việc về thông tin, báo chí ở Việt Nam (đã được cấp giấy phép hoạt động)

– Được chỉ định từ cơ quan , tổ chức của bên nước ngoài cử về Việt Nam để thực hiện công việc là giảng dạy hoặc nghiên cứu tại các trường quốc tế (thuộc sự quản lý từ cơ quan đại diện của ngoại giao nước ngoài, tổ chức quốc tế ở Việt Nam, ngoài ra giao gồm cả trường hợp có xác nhận vào giảng dạy, nghiên cứu từ Bộ giáo dục đào tạo Việt Nam)

– Là đối tượng tình nguyện viên được xác nhận tại cơ quan đại diện ngoại giao của nước ngoài hoặc của tổ chức quốc tế ở Việt Nam

– Thực hiện các thỏa thuận quốc tế, trong đó nội dung thỏa thuận được cơ quan, tổ chức  tại Trung ương hoặc cấp tỉnh theo đúng quy định pháp luật

– Là học sinh, sinh viên đang được học tập ở trường, cơ sở đào tạo tại nước ngoài nhưng lại có thỏa thuận có nhu cầu muốn thực tập tại tổ chức, cơ quan hoặc doanh nghiệp ở Việt Nam

– Người lao động nước ngoài được cấp hộ chiếu công vụ để làm các công việc phục vụ cơ quan nhà nước, hoặc một tổ chức chính trị, một tổ chức chính trị – xã hội nào đó.

– Thực hiện công việc nhưng di chuyển thuộc nội bộ doanh nghiệp với phạm vi trong 11 ngành dịch vụ ghi nhận trong biểu cam kết dịch vụ Việt Nam – tổ chức Thương mại thế giới, cụ thể là văn hóa giải trí – vận tải, du lịch, y tế, kinh doanh, thông tin, phân phối, giáo dục, xây dựng, môi trường, tài chính.

– Về Việt Nam để làm việc ở vị trí là chuyên gia, giám đốc điều hành, nhà quản lý hoặc là lao động kỹ thuật với thời gian cụ thể làm việc là ít hơn 30 ngày, trong đó thời gian tổng cộng là không vượt qua 90 ngày của một năm

– Là thân nhân của các thành viên của cơ quan đại diện nước ngoài làm việc tại Việt Nam sau thời điểm Bộ ngoại giao cấp phép ( trừ các trường hợp điều ước quốc tế  trong đó Việt Nam là thành viên có quy định khác)

– Quy định khác mà Bộ Lao động –  thương binh và xã hội đề nghị Thủ tướng Chính phủ quyết định.

Xem thêm:

Đăng ký hoạt động đánh giá tín nhiệm Website Thương mại điện tử

Thông báo về số lao động làm việc tại công ty cổ phần mới thành lập

Có phải làm gì khi được miễn giấy phép lao động không?

– Khi người lao động là người nước ngoài bắt đầu làm việc tại Việt Nam thì trước đó, phía người sử dụng lao động phải thực hiện việc xác nhận người lao động đó thuộc trường hợp miễn giấy phép lao động.

Thời điểm đơn vị người sử dụng lao động dự kiến làm việc  thực hiện đề nghị lên Sở Lao động – Thương binh và Xã hội trước ít nhất là 7 ngày khi người lao động về làm việc

– Tuy nhiên, một số trường hợp không phải thực hiện xác nhận người lao động thuộc trường hợp miễn giấy phép lao động, cụ thể là:

+ Thực hiện việc chào bán dịch vụ trong thời gian trong vòng 3 tháng ở Việt Nam

+ Thực hiện các công việc mục đích để xử lý khắc phục những sự cố hoặc tình huống thuật nào đó, công nghệ phức tạp phát sinh gây ra ảnh hưởng (có nguy cơ ảnh hưởng) đến việc sản xuất hoặc kinh doanh.

Trong đó, các chuyên gia của Việt Nam và nước ngoài đang hiện công tác làm việc tại Việt Nam đã từng tiến hành xử lý được các sự cố phát sinh này nhưng không thể khắc phục được.

+ Về Việt Nam để làm việc ở vị trí là chuyên gia, giám đốc điều hành, nhà quản lý hoặc là lao động kỹ thuật với thời gian cụ thể làm việc là ít hơn 30 ngày, trong đó thời gian tổng cộng là không vượt qua 90 ngày của một năm

– Trong đó, thời hạn của xác nhận về người lao động nước ngoài miễn giấy phép lao động là không vượt quá 2 năm.

– Đối với hồ sơ, cụ thể bao gồm như sau:

+ Văn bản về đề nghị xác nhận chủ thể lao động người nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động

+ Danh sách cụ thể trích ngang những nội dung thông tin của người nước ngoài đó: họ và tên, tuổi,giới tính nam hay nữ, quốc tịch nước nào?, số của hộ chiếu, ngày làm việc từ ngày?, ngày kết thúc công việc đó, vị trí làm việc?

+ Các giấy tờ chứng minh người lao động nước ngoài này thuộc trường hợp miễn giấy phép lao động

+ Bản sao các giấy tờ chứng minh người lao động nước ngoài này thuộc trường hợp miễn giấy phép lao động kèm bản gốc để đối chiếu. Hoặc bản sao chứng thực, tuy nhiên nếu chứng thực từ cơ quan nước ngoài phải thực hiện dịch sang tiếng Việt và được chứng thực.

– Thời hạn giải quyết hồ sơ là 3 ngày, tính từ ngày Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nhận được đầy đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền sẽ cấp cho người sử dụng lao động bản xác nhận đó. Nếu không có văn bản xác nhận thì cơ quan trả lời bằng văn bản kèm lý do.

Share:

Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on pinterest
Pinterest
Share on linkedin
LinkedIn
Luật Dân Việt

Luật Dân Việt

Luôn đồng hành và hỗ trợ tư vấn pháp lý tới mọi người !

Tin mới

Bài viết liên quan