Đăng Ký Bản Quyền Sản Phẩm Mới Nhất 2021

Đăng ký bản quyền sản phẩm là việc rất quan trọng để xác lập quyền sở hữu đối với sản phẩm trí tuệ của chủ sở hữu bản quyền. Việc đăng ký sẽ tạo ra hành lang pháp lý giúp chủ sở hữu có thể ngăn chặn được hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đối với sản phẩm. Khi có nhu cầu đăng ký bản quyền sản phẩm, quý khách hàng hãy liên hệ với Luật Dân Việt để được tư vấn chi tiết.

Các sản phẩm bán ra thị trường đều cần phải được bảo hộ độc quyền sản phẩm một cách toàn diện, tránh hàng giả hàng nhái làm giảm chất lượng sản phẩm, ảnh hưởng đến quá trình hoạt động kinh doanh của khách hàng. Hãy đăng ký bản quyền sản phẩm ngay hôm nay để được pháp luật Việt Nam bảo hộ khỏi các hành vi xâm phạm.

Quy trình đăng ký bản quyền sản phẩm bao gồm những bước sau

Bước 1: Lựa chọn hình thức đăng ký bảo hộ bản quyền sản phẩm

Khách hàng có thể lựa chọn đăng ký bản quyền cho sản phẩm của mình dưới các hình thức sau:

– Đăng ký tên tự đặt (tên gọi) cho sản phẩm của mình (hình thức đăng ký nhãn hiệu) cũng như mẫu mã thể hiện tem mác trên sản phẩm.

Ví dụ: SAMSUNG sẽ được gắn lên các sản phẩm điện tử, điện lạnh như TV, điện thoại, Máy tính, Điều hòa…vv.

– Đăng ký hình dáng, dáng vẻ bên ngoài của sản phẩm (khi hình dáng này có sự khác biệt hay tiện ích nổi bật độc quyền của người sản xuất). Tên gọi chính xác của hình thức này chính là đăng ký kiểu dáng công nghiệp

– Tiến hành đăng ký kỹ thuật sản phẩm và công thức chế biến sản phẩm (khi công thức này do tác giả tự nghiên cứu và có cách làm đặc biệt). Hình thức này còn có tên gọi khác là đăng ký sáng chế

Việc lựa chọn hình thức đăng ký bản quyền sản phẩm rất quan trọng để sản phẩm được bảo hộ 1 cách tốt nhất, có những sản phẩm chỉ đăng ký dưới 1 hình thức trong 03 hình thức nêu trên nhưng có những sản phẩm sẽ được đăng ký với nhiều hình thức khác nhau.

Bước 2: Chuẩn bị các thủ tục hồ sơ tiến hành đăng ký bản quyền sản phẩm gồm có:

+ Hồ sơ đăng ký bản quyền sản phẩm theo hình thức đăng ký nhãn hiệu bao gồm những tài liệu sau:

– 2 bản Tờ khai theo mẫu của nhà nước

– Mẫu nhãn hiệu đăng ký (mẫu sản phẩm)

– Các tài liệu xác nhận quyền ưu tiên (khi người đăng ký bản quyền là người nước ngoài)

– Giấy uỷ quyền (người đăng ký được tác giả sản phẩm ủy quyền)

– Các chứng từ xác thực đã nộp phí đăng ký bản quyền sản phẩm

– Các giấy tờ khác liên quan để đăng ký: chứng minh thư/Đăng ký kinh doanh của chủ sở hữu, 

+ Hồ sơ đăng ký bản quyền sản phẩm theo hình thức đăng ký kiểu dáng công nghiệp bao gồm những tài liệu sau:

– 2 bản Tờ khai đăng ký (theo mẫu)

– Giấy uỷ quyền hoặc hợp đồng ủy quyền

– Bộ Ảnh chụp sản phẩm (07 ảnh) bao gồm các ảnh trên, dưới, trái, phải, trước, sau và ảnh tổng thể

– Bản mô tả kiểu dáng sản phẩm bao gồm yêu cầu bảo hộ

– Các chứng từ xác thực đã nộp phí đăng ký

+ Hồ sơ đăng ký bản quyền sản phẩm theo hình thức đăng ký sáng chế bao gồm những tài liệu sau:

– 2 bản Tờ khai đăng ký sáng chế (theo mẫu)

– Giấy uỷ quyền hoặc hợp đồng ủy quyền (theo mẫu do đơn vị dịch vụ cung cấp)

– Bản mô tả sáng chế có kèm theo hình vẽ (nếu có)

– Yêu cầu bảo hộ sáng chế

– Các chứng từ xác thực đã nộp phí đăng ký

Xem thêm:

Nơi Đăng Ký Mã Vạch Sản Phẩm Là Ở Đâu?

Quy Trình Đăng Ký Mã Vạch Hàng Hóa Mới Nhất Như Thế Nào?

Quy định về thời gian tác giả phải đăng ký bản quyền sản phẩm cho sản phẩm của mình

Việc đăng ký bản quyền cho sản phẩm theo quy định của Luật SHTT là không bắt buộc. Tùy thuộc vào từng hình thức đăng ký mà pháp luật quy định thời gian đăng ký để bảo đảm được đáp ứng điều kiện bảo hộ

Ví dụ: Nhãn hiệu (thương hiệu, logo) chủ sở hữu có thể nộp đơn bất kỳ thời điểm nào mà chủ sở hữu muốn nhưng sáng chế hoặc kiểu dáng công nghiệp sẽ quy định sản phẩm chỉ được bảo hộ kiểu dáng, sáng chế nếu đáp ứng được điều kiện tính mới (sản phẩm phải chưa được công bố trước thời điểm nộp đơn). Do đó, với sáng chế, kiểu dáng sẽ không được bảo hộ nếu chủ sở hữu đã đưa sản phẩm ra thị trường trước thời điểm nộp đơn đăng ký.

Thời gian đăng ký bản quyền sản phẩm sẽ được tính như sau:

– Thời gian thẩm định hình thức: từ 01 – 02 tháng từ ngày nhận đơn

– Công bố đơn đăng ký của khách hàng trong thời gian 02 tháng từ ngày chấp nhận đơn hợp lệ

– Quá trình thẩm định nội dung có thể từ 13 – 15 tháng kể từ ngày công bố (đối với đăng ký dưới hình thức nhãn hiệu), 08 – 12 tháng kể từ ngày công bố (đối với đăng ký dưới hình thức kiểu dáng công nghiệp) và 24 – 28 tháng kể từ ngày công bố (đối với đăng ký dưới hình thức sáng chế)

Nếu bạn có những thắc mắc hay yêu cầu đăng ký bản quyền gặp phản hồi không tốt có thể liên hệ công ty Luật Dân Việt để được tư vấn mọi chi tiết vấn đề liên quan đến quy định này. Dịch vụ luật sư tư vấn đăng ký bản quyền sản phẩm chuyên nghiệp và uy tín giúp bạn tiết kiệm thời gian cũng như cách thức làm thủ tục hồ sơ.

Dịch vụ đăng ký bản quyền sản phẩm được cung cấp bởi Luật Dân Việt

Luật Dân Việt hỗ trợ khách hàng thực hiện các bước sau:

Luật Dân Việt với đội ngũ pháp lý cao cấp và luật sư nhiều kinh nghiệm đã thực hiện dịch vụ đăng ký bản quyền sản phẩm cho rất nhiều doanh nghiệp tại Việt Nam. Trong quá trình cung cấp dịch vụ đăng ký bản quyền sản phẩm tại Việt Nam, chúng tôi sẽ thực hiện các công việc sau:

Tư vấn cho khách hàng hình thức đăng ký bản quyền sản phẩm phù hợp với loại hình sẽ đăng ký

– Tư vấn cho khách hàng điều kiện bảo hộ, tài liệu và thông tin cần thiết cho việc đăng ký bản quyền sản phẩm

– Soạn thảo hồ sơ, trực tiếp nộp hồ sơ tại cơ quan chức năng

– Theo dõi đơn đăng ký, bổ sung hoặc sửa đổi hồ sơ theo yêu cầu của chuyên viên thụ ly hồ sơ (nếu có)

– Nhận kết quả đăng ký và chuyển cho khách hàng tham khảo và lưu giữ

Liên hệ với Luật Dân Việt theo các hình thức

Luật Dân Việt với đội ngũ chuyên viên và luật sư cao cấp tư vấn và đại diện cho khách hàng đăng ký bản quyền sản phẩm, hãy liên hệ ngay với chúng tôi khi khách hàng có nhu cầu đăng ký bản quyền sản phẩm. Hình thức liên hệ cụ thể như sau:

Như vậy, thông qua bài viết “Đăng ký bản quyền sản phẩm – Giải pháp “xóa sổ” nạn đạo nhái” các khách hàng là những cá nhân, tổ chức chắc hẳn đã tìm thấy những lựa chọn cho riêng mình. Nếu cần tư vấn hỗ trợ thêm, đừng ngần ngại hãy liên hệ cho chúng tôi để được tư vấn giải đáp.

Khách hàng có thể THAM KHẢO thêm CHUYÊN MỤC HỎI ĐÁP Đăng ký bản quyền sản phẩm

Câu hỏi 1: Đăng ký sở hữu trí tuệ sản phẩm như thế nào?

Chào Luật sư, tôi là 1 người nông dân chưa học hết lớp 12, trong quá trình lao động tôi đã sáng tạo ra 1 máy vỡ hạt lạc rất tiện dụng thay vì phải phơi khô và tách bằng tay như trước kia, tôi muốn đăng ký bản quyền sản phẩm cho máy tách lạc này có được không? Bởi tôi biết chỉ cần bên Trung Quốc họ biết đến cái máy này của tôi là họ sẽ làm “nhái” được ngay. Do đó, Luật sư vui lòng tư vấn và hướng dẫn tôi thủ tục đăng ký bản quyền cho máy này. Tôi xin cảm ơn Luật sư.

Trả lời:

Chào Anh, đầu tiên chúng tôi được gửi lời chúc mừng đến Anh vì Anh đã thành công trong việc nghiên cứu và chế tạo ra máy tách lạc, từ đó sẽ tiết kiệm được thời gian và công sức cho người nông dân.

Với câu hỏi của Anh chúng tôi trả lời như sau:

Để tiến hành đăng ký bản quyền sản phẩm máy tách lạc như Anh trình bày chúng ta cần xác định đối tượng bảo hộ để từ đó phạm vi bảo hộ được rộng nhất, tránh mọi hành vi xâm phạm quyền đối với máy tách lạc của Anh. Theo quy định của Luật SHTT, sản phẩm này của Anh có thể đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ dưới 03 hình thức sau:

(i) Đăng ký nhãn hiệu (thương hiệu, logo) cho máy tách lạc: Điều này có nghĩa, Anh cần nghĩ ra 1 tên nhãn hiệu riêng cho máy tách lạc và đi đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm máy lạc này để khi Anh sử dụng tên cho máy tách lạc sẽ không được ai sử dụng nếu chưa có sự đồng ý của Anh. Ví dụ: Anh sẽ lấy tên máy tách lạc này là “OSINSA”.

(ii) Đăng ký kiểu dáng sản phẩm cho máy tách lạc: Với 1 sản phẩm đều có 1 hình dáng riêng và trường hợp Anh muốn được độc quyền hình dáng, kiểu dáng sản phẩm Anh sẽ cần tiến hành thủ tục nộp đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp cho sản phẩm để có thể chỉ mình anh được sử dụng kiểu dáng, hình dáng cho sản phẩm máy tách lạc

(iii) Đăng ký sáng chế cho máy tách lạc: Quy trình vận hành máy tách lạc sẽ có thể được đăng ký bảo hộ dưới hình thức sáng chế, sau khi tiến hành đăng ký sáng chế, Anh sẽ được độc quyền quy trình vận hành (giải pháp kỹ thuật) cho máy tách lạc này trong vòng 20 năm.

Sau khi Anh đăng ký bản quyền sản phẩm dưới 03 hình thức nêu trên phạm vi bảo hộ sản phẩm bên Anh sẽ ở mức cao nhất và anh hoàn toàn có thể yên tâm khi đưa sản phẩm ra thị trường. Tuy nhiên, với việc đăng ký bản quyền sản phẩm theo mục (ii); (iii) nêu trên Anh cần chú ý đến điều kiện bảo hộ đã được chúng tôi tư vấn chi tiết trong website này.

Câu hỏi 2: Đăng ký bản quyền sản phẩm ở đâu?

Chào Luật sư, qua tìm hiểu câu hỏi trên của Luật sư chúng tôi biết rằng để bảo hộ được sản phẩm của mình, chúng ta cần tiến hành đăng ký bản quyền sản phẩm dưới 03 hình thức nêu trên. Tuy nhiên, chúng tôi không biết cơ quan đăng ký nào sẽ tiếp nhận hồ sơ và cấp giấy chứng nhận đăng ký bản quyền sản phẩm cho chúng tôi. Mong được Luật sư tư vấn chi tiết, cảm ơn Luật sư.

Trả lời:

Chào Anh, với thắc mắc trên của Anh, chúng tôi trả lời như sau:

Trong đối tượng bảo hộ của Sở hữu trí tuệ sẽ do 03 cơ quan đăng ký tiếp nhận hồ sơ và cấp giấy chứng nhận đăng ký. Cụ thể 03 cơ quan đó như sau:

– Cục bản quyền tác giả

– Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam

– Cục trồng trọt và chăn nuôi

Với mỗi hình thức đăng ký sẽ do 1 trong 03 cơ quan trên thẩm định hồ sơ và xem xét cấp giấy chứng nhận đăng ký bản quyền sản phẩm. Với 03 hình thức đăng ký nhãn hiệu (logo, thương hiệu); Sáng chế; Kiểu dáng công nghiệp đều thuộc nhóm sở hữu công nghiệp và sẽ do Cục Sở hữu trí tuệ tiếp nhận hồ sơ. Do đó, trường hợp Anh muốn đăng ký với các hình thức như trong câu hỏi 1, Anh sẽ nộp hồ sơ tại Cục SHTT.

Có 1 cách đơn giản và chính xác hơn, Anh có thể sử dụng dịch vụ đăng ký bản quyền sản phẩm của Công ty chúng tôi để được tư vấn, hỗ trợ trong việc đăng ký.

 

Share:

Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on pinterest
Pinterest
Share on linkedin
LinkedIn
Luật Dân Việt

Luật Dân Việt

Luôn đồng hành và hỗ trợ tư vấn pháp lý tới mọi người !

Tin mới

Bài viết liên quan