Cách Tra Cứu Đăng Ký Nhãn Hiệu Chi Tiết Nhất Năm 2021

Trong quá trình đăng ký nhãn hiệu, để biết được khả năng đăng ký và đánh giá về nhãn hiệu, Qúy khách hàng nên thực hiện việc tra cứu nhãn hiệu. Với những khách hàng đã tiến hành thiết kế, quảng cáo và in ấn đối với những nhãn hiệu chưa tiến hành đăng ký, không có hàng rào pháp lý bảo vệ sẽ mang lại rất nhiều rủi ro.

Trước khi tiến hành các công việc trên cần, một bước vô cùng quan trọng để khẳng định “chủ quyền” nhãn hiệu chính là tra cứu nhãn hiệu. Vậy tra cứu nhãn hiệu ở đâu? Đăng ký nhãn hiệu như thế nào? Trả lời cho thắc mắc của quý khách hàng về việc “Tra cứu đăng ký nhãn hiệu”, Công ty Luật Dân Việt sẽ hướng dẫn quý khách hàng tiến hành việc tra cứu sơ bộ và tự đánh giá về nhãn hiệu của mình như sau:

Tra cứu nhãn hiệu để làm gì?

Tra cứu nhãn hiệu/logo/thương hiệu giúp quý khách hàng có thể xác định được khả năng đăng ký nhãn hiệu. Tránh trường hợp nhãn hiệu không có khả năng đăng ký nhưng mất thời gian gần 2 năm chờ đợi kết quả của Cục Sở hữu trí tuệ

Cách tra cứu đăng ký nhãn hiệu

Việc tra cứu này sẽ thực hiện trực tuyến trên trang tra cứu công khai của Cục Sở hữu trí tuệ thông qua đường link sau đây: http://iplib.noip.gov.vn/WebUI/WSearch.php.

Khi truy cập đường link nêu trên sẽ hiện ra các nội dung từ trái sang phải cụ thể: Trường tra cứu; Biểu thức và Ví dụ.

Đối với trường tra cứu:

Khách hàng có thể chọn 1 trường hoặc nhiều trường cùng lúc để ra kết quả theo ý muốn. Tuy nhiên, khi chọn quá nhiều trường có thể sẽ làm công cụ tìm kiếm bị loãng, khó ra kết quả chính xác cao

Ví dụ: Trường thứ 1: Nhãn hiệu tìm kiếm; Trường thứ 2 sẽ là: Nhóm SP/DV; ngoài ra có thể thêm trường về Ngày nộp đơn nếu muốn tìm nhãn hiệu cụ thể.

Nếu quý khách hàng muốn tra cứu khả năng đăng ký phần chữ của nhãn hiệu có thể chọn hai trường là: Nhãn hiệu tìm kiếm và Nhóm SP/DV.

Nếu quý khách hàng muốn tra cứu phần hình chọn trường phân loại hình và trường ngày nộp để chia nhỏ hiển thị. Vì mỗi lần hiển thị nhãn hiệu tìm kiếm chỉ được 1.000 bản ghi.

Đối với trường biểu thức:

Đây là cách thể hiện từ khóa tìm kiếm, phân loại hình hoặc ngày tìm kiếm tương ứng với từng trường.

Với mỗi trường sẽ tương ứng với các biểu thức khác nhau mới có thể cho ra kết quả chính xác. Đối với việc tìm kiếm nhãn hiệu biểu thức có thể thể hiện từ khóa như sau: “ABC” *ABC* “A?C” “A*C”.

Vì khi tìm kiếm nhãn hiệu đối chứng không chỉ là trùng hoàn toàn mà phải tìm kiếm nhãn hiệu tương tự. Cho nên việc đặt các dấu là để tìm kiếm những nhãn hiệu tương tự gần giống với nhãn hiệu gốc.

Đối với trường tra cứu phân loại hình quý khách hàng phải dựa vào bảng phân loại các yếu tố hình nhãn hiệu của thỏa ước Vienna được đăng tải trên website của Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam. Trong bảng phân loại có 29 nhóm; 144 phân nhóm và 1.667 phần, khi điền vào biểu thức của trường phân loại hình sẽ là mã số phần của bảng phân loại để tra cứu.

Đối với phần ví dụ:

Các nội dung đối với trường này sẽ giúp người dùng hiểu khi truy cập vào trang tra cứu với những hướng dẫn cụ thể:

– Tên nhãn hiệu: *thống nhất*

– Nhóm SP/DV: 14

– Phân loại hình: 06.01

– Tên sản phẩm dịch vụ: *diêm*

Mặc dù đã trình bày tương đối chi tiết, tuy nhiên trong nội dung một bài viết chúng tôi không thể hướng dẫn cho quý khách hàng rõ ràng, cụ thể với từng trường hợp. Do vậy, quý khách hàng có thể tham khảo cách hướng dẫn tra cứu đăng ký nhãn hiệu của chúng tôi để có kết quả chính xác nhất.

Xem thêm:

Quy Trình Đăng Ký Bảo Hộ Nhãn Hiệu Chuẩn Chỉnh Mới Nhất

Cách Nhận Biết Nhãn Hiệu Chuẩn Mà Ai Cũng Cần Nhớ

Share:

Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on pinterest
Pinterest
Share on linkedin
LinkedIn
Luật Dân Việt

Luật Dân Việt

Luôn đồng hành và hỗ trợ tư vấn pháp lý tới mọi người !

Tin mới

Bài viết liên quan