Bổ nhiệm là gì? Bầu và bổ nhiệm khác nhau thế nào?

Bổ nhiệm là thuật ngữ thường được nhắc tới khi một người được chọn giữ chức vụ nào đó trong cơ quan Nhà nước. Tuy nhiên bổ nhiệm là gì thì rất nhiều người vẫn còn mơ hồ.

Bổ nhiệm là gì?

Bổ nhiệm là việc cán bộ, công chức được quyết định giữ một chức vụ lãnh đạo, quản lý hoặc một ngạch theo quy định của pháp luật (theo khoản 5 Điều 7 Luật Cán bộ, công chức 2008).

Trong phạm vi rộng, có thể hiểu, bổ nhiệm là việc giao cho cá nhân giữ chức vụ trong bộ máy Nhà nước, giữ chức vụ trong doanh nghiệp bằng quyết định của của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc của người quản lý đứng đầu đơn vị.

Thông thường người có thẩm quyền, căn cứ vào nhiệm vụ, quyền hạn được giao, nhu cầu công tác và khả năng của người được bổ nhiệm, ra quyết định bổ nhiệm.

Ví dụ: Chủ tịch Uỷ ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có quyền ra quyết định bổ nhiệm các trưởng phòng của cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân như Trưởng phòng Tài chính – Kế hoạch, Trưởng phòng nội vụ, Trưởng phòng Lao động – Thương binh và xã hội…

Phân biệt bầu và bổ nhiệm

Dựa vào Luật Cán bộ, công chức và Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân, có thể tạm phân biệt bầu và bổ nhiệm như sau:

Tiêu chí

Bầu

Bổ nhiệm

Định nghĩa

Là việc chọn một người để đảm nhiệm một chức vụ theo nhiệm kỳ khi chức vụ đó do một tập thể quyết định

Là việc chọn một người để đảm nhiệm một chức vụ khi chức vụ đó do một cá nhân hay một cơ quan có thẩm quyền quyết định

Tính chất

Mang tính chất quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân

Mang tính chất quyền lực nhà nước của người giữ chức vụ

Nguyên tắc thực hiện

– Phổ thông

– Bình đẳng

– Trực tiếp

– Bỏ phiếu kín

– Công khai

– Trực tiếp

Căn cứ thực hiện

Căn cứ vào nhu cầu và khả năng của người được bầu

Người có thẩm quyền căn cứ vào nhiệm vụ, quyền hạn được giao, nhu cầu công tác và khả năng của người được bổ nhiệm, ra quyết định bổ nhiệm

Mối quan hệ giữa người thực hiện và người được thực hiện

Cấp dưới bầu cấp trên

Cấp trên bổ nhiệm cấp dưới

Xác lập kết quả

Dựa trên số phiếu bầu

Dựa trên quyết định bổ nhiệm

Một số trường hợp bổ nhiệm phải có sự phê chuẩn của cơ quan có thẩm quyền như trong thời gian Quốc hội không họp, thì Ủy ban thường vụ quốc hội phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm phó thủ tướng, bộ trưởng và các thành viên khác của chính phủ hoặc phải có nghị quyết của cơ quan cấp trên có thẩm quyền

Ví dụ

Cử tri bầu cử Đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp

Chủ tịch nước bổ nhiệm các Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng…

Trên đây là câu trả lời cho câu hỏi: Bổ nhiệm là gì? Phân biệt bầu và bổ nhiệm như thế nào? Nếu còn băn khoăn, bạn vui lòng gửi câu hỏi tại đây. Các chuyên gia pháp lý của Luật Dân Việt sẽ hỗ trợ bạn câu trả lời trong vòng 24h giờ làm việc, nếu câu hỏi đầy đủ thông tin.

Xem thêm:

Không tố giác tội phạm là gì?

Vốn điều lệ là gì?

Share:

Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on pinterest
Pinterest
Share on linkedin
LinkedIn
Luật Dân Việt

Luật Dân Việt

Luôn đồng hành và hỗ trợ tư vấn pháp lý tới mọi người !

Tin mới

Bài viết liên quan