Không tố giác tội phạm là gì? Bị xử lý hình sự khi nào?

Bài viết này sẽ giải thích về không tố giác tội phạm là gì dựa trên các quy định của Bộ luật Hình sự 2015.

Không tố giác tội phạm là gì?

Điều 390 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017 quy định về Tội không tố giác tội phạm như sau:

1. Người nào biết rõ một trong các tội phạm quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3 Điều 14 của Bộ luật này đang được chuẩn bị hoặc một trong các tội phạm quy định tại Điều 389 của Bộ luật này đang được thực hiện hoặc đã được thực hiện mà không tố giác, nếu không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 19 của Bộ luật này, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

2. Người không tố giác nếu đã có hành động can ngăn người phạm tội hoặc hạn chế tác hại của tội phạm, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự hoặc miễn hình phạt.

Theo quy định trên, không tố giác tội phạm được hiểu là hành vi không báo cho cơ quan có thẩm quyền về một trong các tội phạm được Bộ luật hình sự quy định (mà mình biết rõ là đang được chuẩn bị, đang hoặc đã được thực hiện ).

Khi nào phạm Tội không tố giác tội phạm?

Để cấu thành Tội không tố giác tội phạm, phải đáp ứng các yêu cầu sau:

– Về mặt khách quan:

Có hành vi (không hành động) không báo cho cơ quan có thẩm quyền về các tội phạm quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3 Điều 14 Bộ luật hình sự đang chuẩn bị hoặc một trong các tội phạm quy định tại Điều 389 Bộ luật hình sự đang hoặc đã được thực hiện. Trong đó:

+ Tội phạm đang chuẩn bị: Là trường hợp người phạm tội đang tiến hành tìm kiếm, sửa soạn công cụ, phương tiện hoặc tạo ra những điều kiện cần thiết khác để thực hiện tội phạm.

+ Tội phạm đang thực hiện: Là trường hợp người phạm tội đang thực hiện các hành vi phạm tội mà chưa hoàn thành tội phạm đó (tức tội phạm đã hoàn thành).

+ Tội phạm đã được thực hiện là trường hợp người phạm tội đã thực hiện xong những hành vi cấu thành của một tội phạm cụ thể.

– Hành vi không tố giác tội phạm xâm phạm đến hoạt động phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm và người phạm tội của cơ quan có thẩm quyền.

– Về Mặt chủ quan: Người phạm tội thực hiện tội này với lỗi cố ý.

– Về chủ thể:

+ Chủ thể của tội không tố giác tội phạm là người từ đủ 16 tuổi trở lên (theo Điều 12 Bộ luật hình sự).

+ Người không tố giác là ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội không phải chịu trách nhiệm hình sự về này, trừ trường hợp không tố giác các tội quy định tại Chương XIII của Bộ luật này hoặc tội khác là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng (theo khoản 2 Điều 19).

+ Người không tố giác là người bào chữa không phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 1 Điều này, trừ trường hợp không tố giác các tội quy định tại Chương XIII của Bộ luật này hoặc tội khác là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do chính người mà mình bào chữa đang chuẩn bị, đang thực hiện hoặc đã thực hiện mà người bào chữa biết rõ khi thực hiện việc bào chữa (theo khoản 3 Điều 19).

+ Người không tố giác tội phạm nếu đã có hành vi ngăn cản người phạm tội hoặc hạn chế tác hại của tội phạm thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự hoặc miễn hình phạt (theo khoản 2 Điều 390).

Trên đây là thích về Không tố giác tội phạm là gì? Nếu còn băn khoăn, bạn vui lòng gửi câu hỏi cho chúng tôi để được hỗ trợ.

Tìm hiểu thêm:

Đại diện ủy quyền là gì? Khác gì đại diện theo pháp luật?

Đất đai là gì? Khái niệm đất đai theo Luật Đất đai 2013

Share:

Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on pinterest
Pinterest
Share on linkedin
LinkedIn
Luật Dân Việt

Luật Dân Việt

Luôn đồng hành và hỗ trợ tư vấn pháp lý tới mọi người !

Tin mới

Bài viết liên quan