Xem bói có bị cấm không? Tổ chức xem bói bị xử phạt thế nào?

Đầu năm là thời điểm phát sinh nhu cầu xem bói toán nhiều nhất trong năm. Thực tế này đã tồn tại nhiều năm qua. Câu hỏi đặt ra là xem bói có bị cấm không?

Xem bói có phải là hành vi bị cấm không?

Câu hỏi: Năm nào dịp đầu xuân, tôi cũng thường đi xem bói, để xem một năm tới, gia đình có vấn đề gì cần lưu ý không. Việc này, với tôi là chuyện bình thường. Tuy nhiên, chồng tôi không thích việc làm này của tôi, thậm chí còn nói, việc đi xem bói là hành vi bị cấm, chứ không phải là tự do của mỗi cá nhân. Vậy điều này hiện nay có luật nào quy định cụ thể không? – Vừ Thị Tám (Hòa Bình).

Trả lời:

Căn cứ quy định tại điểm a khoản 2 Điều 15 Nghị định 158/2013/NĐ-CP xử phạt vi phạm về quy định nếp sống văn hóa, cụ thể ở đây là hành vi lợi dụng bói toán vi phạm quy định để trục lợi bất chính:

 

2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

 

a) Lợi dụng hoạt động lên đồng, xem bói, gọi hồn, xin xăm, xóc thẻ, yểm bùa, phù chú, truyền bá sấm trạng và các hình thức tương tự khác để trục lợi;

 

Như vậy, theo quy định chỉ những người tổ chức hoạt động mê tín dị đoan mới bị coi là hành vi vi phạm và bị xử phạt hành chính. Như vậy, có thể hiểu, người đi xem bói không bị xử phạt.

Độc giả có thể tìm hiểu thêm việc: Hầu đồng có phạm tội mê tín dị đoan?

xem boi co bi cam khong

Xem bói có phải là hành vi bị cấm? (Ảnh minh họa)

Người tổ chức xem bói bị xử phạt thế nào?

Câu hỏi: Dì của tôi đã có 02 lần chính quyền địa phương tới nhắc nhở về việc dừng việc tổ chức xem bói tại nhà, tuy nhiên dì vẫn tiếp tục vi phạm. Xin hỏi, hiện nay, người hành nghề xem bói bị xử phạt thế nào? – Vương Ngọc Ánh (Tiền Giang).

Trả lời:

Căn cứ quy định tại Điều 15 Nghị định 158/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo và Điều 320 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về tội hành nghề mê tín dị đoan quy đ như sau:

* Về mức xử phạt hành chính:

Phạt tiền từ 03 – 05 triệu đồng đối với người có hành vi lợi dụng hoạt động lên đồng, xem bói, gọi hồn, xin xăm, xóc thẻ, yểm bùa, phù chú, truyền bá sấm trạng và các hình thức tương tự khác để trục lợi (điểm a khoản 2 Điều 15 Nghị định 158)

Đồng thời căn cứ khoản 4 Điều 15, người vi phạm còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi nêu trên.

* Về việc truy cứu trách nhiệm hình sự:

Nếu người hành nghề bói toán từng bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc đã từng bị kết án về hoạt động mê tín dị đoan mà tiếp tục vi phạm thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại  Điều 320 Bộ luật Hình sự 2015, có quy định về tội hành nghề mê tín dị đoan.

Theo đó, tái phạm hành vi tổ chức xem bói bị xử lý như sau:

– Bị phạt tiền từ 10 – 100 triệu đồng.

– Bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

– Nếu làm chết người; Thu lợi bất chính 200 đồng trở lên; Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm

Như vậy người hành nghề xem bói tùy theo mức độ vi phạm mà sẽ bị xử phạt hành chính hoặc xử lý hình sự, với mức phạt tù lên đến 10 năm.

Cán bộ, công chức đi xem bói trong giờ làm việc có bị kỷ luật không?

Câu hỏi: Đồng nghiệp công ty tôi khá là mê tín, và tin vào trò bói toán, cứ rủ tôi tuần sau tranh thủ đầu giờ sáng đi xem bói cùng bạn ấy. Việc cán bộ, công chức như chúng tôi đi xem bói trong giờ làm việc có bị xử lý kỷ luật không? – Vũ Ngọc Hoa (Hà Nội).

Trả lời:

Hiện nay, chưa có quy định nào về việc xử phạt người đi xem bói là cán bộ công chức hay là Đảng viên. Tuy nhiên, nếu đối tượng là cán bộ, công chức đi xem bói thì trong một số trường hợp đặc biệt sẽ bị kỷ luật. Cụ thể:

– Trường hợp cán bộ, công chức đi xem bói trong giờ làm việc

Căn cứ khoản a Điều 3 Chỉ thị 26/CT-TTg về tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong cơ quan hành chính Nhà nước các cấp thì cán bộ, công chức không được sử dụng thời giờ làm việc để làm việc riêng.

Nếu vi phạm sẽ bị kỷ luật theo quy chế của từng cơ quan, đơn vị với hình thức khiển trách hoặc cảnh cáo tùy thuộc vào độ nghiêm trọng của hành vi vi phạm.

– Trường hợp cán bộ, công chức là Đảng viên đi xem bói:

Theo quy định tại Điều 34 Quy định 102-QĐ/TW năm 2017 về xử lý kỷ luật Đảng viên vi phạm như sau:

+ Nếu cán bộ, công chức là Đảng viên có hành vi xem bói, xóc thẻ, nhờ thầy yểm bùa trừ tà ma và những việc mê tín, dị đoan khác gây hậu quả ít nghiêm trọng thì bị kỷ luật bằng hình thức khiển trách (điểm b khoản 1 Điều 34).

+ Nếu Đảng viên vi phạm, đã bị xử lý hình thức khiển trách mà tái phạm hoặc vi phạm lần đầu gây hậu quả nghiêm trọng, bị kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo; Trường hợp có chức vụ thì có thể bị cách chức. hoặc cách chức (căn cứ khoản 2 Điều 34).

+ Trường hợp vi phạm quy định tại hai nội dung nêu trên mà gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc hoạt động mê tín, dị đoan đến mức cuồng tín, mù quáng; hành nghề đồng cốt, thầy cúng, thầy bói, thầy địa lý nhằm trục lợi hoặc vì mục đích khác (theo điểm b khoản 3 Điều 34) thì bị kỷ luật bằng hình thức khai trừ.

Như vậy, nếu cán bộ, công chức có hành vi đi xem bói trong giờ làm việc thì bị xử lý kỷ luật tùy thuộc vào quy định, quy chế của đơn vị mình. Trường hợp là Đảng viên vi phạm thì tùy mức độ vi  phạm mà bị xử lý kỷ luật, hình thức cao nhất có thể là khai trừ khỏi Đảng

Share:

Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on pinterest
Pinterest
Share on linkedin
LinkedIn
Luật Dân Việt

Luật Dân Việt

Luôn đồng hành và hỗ trợ tư vấn pháp lý tới mọi người !

Tin mới

Bài viết liên quan