Truy Thu Thuế Tiếng Anh Là Gì?

Truy thu thuế là hoạt động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về thuế, thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình yêu cầu đối tượng phải nộp thuế, thực hiện thanh toán các khoản thuế còn thiếu cho nhà nước.

Với nhiều người khái niệm về truy thu thuế còn khá xa lạ, đặc biệt với những đối tượng chịu thuế là người nước ngoài. Do vậy để tìm hiểu kỹ hơn về truy thu thuế tiếng Anh có nghĩa là gì? Quý bạn đọc cũng như khách hàng có thể tham khảo bài viết của Luật Dân Việt dưới đây:

truy-thu-thue-tieng-anh-la-gi

Truy thu thuế là gì?

Truy thu thuế là hoạt động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về thuế, thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình yêu cầu đối tượng phải nộp thuế, thực hiện thanh toán các khoản thuế còn thiếu cho nhà nước.

Trong quá trình kê khai thuế của đối tượng phải chịu thuế có thể xảy ra việc sai xót dẫn đến việc kê khai thuế chưa đủ với cơ quan nhà nước, hoặc đối tượng chịu thuế đã thực hiện hành vi gian dối cố ý không kê khai và nộp thuế đủ cho cơ quan nhà nước.

Sau đó cơ quan nhà nước thực hiện kiểm tra và phát hiện vấn đề này, sẽ yêu cầu đối tượng nộp phần thuế còn thiếu cho cơ quan nhà nước thông qua quyết định hành chính gửi cho đối tượng này.

Đi kèm với việc truy thu thuế của cơ quan nhà nước thông thường có kèm theo xử phạt hành chính do việc chậm nộp, gian lận, trốn thuế của các đối tượng phải nộp thuế.

Với từng trường hợp cụ thể thì việc truy thu thuế thuộc thẩm quyền của các cơ quan khác nhau, nhìn chung sẽ thuộc thẩm quyền của các cơ quan Tổng cục thuế, Cục thuế, Chi cục thuế, Tổng cục hải quan, Cục hải quan, Chi cục hải quan.

Truy thu thuế tiếng Anh là gì?

Truy thu thuế tiếng Anh Collect taxes arrears.

Truy thu thuế trong tiếng Anh có nghĩa là:

Collect taxes arrearsis an activity of a state competent tax agency, performing its tasks and powers requiring the tax payer to pay the outstanding tax amount to the state.

In the course of tax declaration of taxable subjects, mistakes may result in inadequate tax declaration with state agencies, or taxpayers have committed acts of intentionally fraudulent failure to declare. and pay taxes sufficiently to the state agency.

After that, the state agency will examine and detect this problem and will require the taxpayer to pay the outstanding tax amount to the state agency through administrative decision sent to this subject.

Accompanied with the retrospective collection of state agencies normally accompanied by administrative sanctions due to the late payment, fraud, tax evasion of the subjects must pay tax.

In each specific case, the retrospective tax collection is under the jurisdiction of various agencies, generally will fall under the authority of the General Department of Taxation, Department of Taxation, Sub-Department of Taxation, General Department of Customs, Department of Customs, Customs Branch.

Các cụm từ liên quan đến truy thu thuế tiếng Anh là gì?

Thu hồi thuế có nghĩa tiếng Anh là Tax recovery, thuế bị truy thu có nghĩa tiếng Anh là Tax arrears, truy thu thuế thu nhập cá nhân có nghĩa tiếng Anh làCollection of personal income tax arrears, truy thu thế thu nhập doanh nghiệp có nghĩa tiếng Anh là Retrospective collection of corporate income tax.

Cơ quan quản lý thuế có nghĩa tiếng Anh là Tax management department.

Cơ quan hải quan có nghĩa tiếng Anh là Customs office.

Ví dụ về cụm từ thường sử dụng truy thu thuế tiếng Anh viết như thế nào?

Dưới đây Luật Dân Việt xin liệt kê một số cụm từ thông dụng sử dụng truy thu thuế tiếng Anh như sau:

Những trường hợp nào sẽ bị truy thu thuế?– Which cases will be collect taxes arrears?

Cơ quan nào có thẩm quyền truy thu thuế?– Which agency has authority to collect taxes arrears?

Quy định về thời hạn truy thu thế?– Regulations on the time of arrears collection?

Việc bị truy thu thuế có ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp?– Will the collect tax arrears affect the operation of the business?

Trình tự truy thu thuế được quy định như thế nào?– What is the order for collecting tax arrears?

Xem thêm: Thẻ căn cước công dân là gì?

Quy định về truy thu thuế mới nhất hiện nay

Căn cứ: Nghị định 125/2020/NĐ-CP được Chính phủ ban hành quy định về xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn có nhiều quy định mới so với hiện nay. Một trong số đó là về thời hạn truy thu thuế.

Điều 8. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn; thời hạn được coi là chưa bị xử phạt; thời hạn truy thu thuế
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn
a) Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn là 01 năm.
b) Thời điểm tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn được quy định như sau:
Đối với hành vi vi phạm hành chính đang được thực hiện quy định tại điểm c khoản này thì thời hiệu được tính từ ngày người có thẩm quyền thi hành công vụ phát hiện hành vi vi phạm.
Đối với hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc quy định tại điểm d khoản này thì thời hiệu được tính từ ngày chấm dứt hành vi vi phạm.
c) Hành vi vi phạm hành chính về hóa đơn đang được thực hiện là các hành vi quy định tại khoản 4 Điều 21; điểm b khoản 2 và khoản 3 Điều 23; khoản 2, khoản 5 Điều 24; điểm b khoản 3 Điều 25; điểm b khoản 2 và điểm b, c, d khoản 3 Điều 27; điểm b khoản 5 Điều 29; điểm b khoản 3 Điều 30 Nghị định này.
d) Hành vi vi phạm hành chính về hóa đơn không thuộc trường hợp quy định tại điểm c khoản này là hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc. Thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm là ngày thực hiện hành vi vi phạm đó.
Đối với hành vi mất, cháy, hỏng hóa đơn nếu không xác định được ngày mất, cháy, hỏng hóa đơn thì thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm là ngày phát hiện hóa đơn bị mất, cháy, hỏng.
Đối với hành vi vi phạm về thời hạn thông báo, báo cáo về hóa đơn quy định tại khoản 1,3 Điều 21; điểm a, b khoản 1 và điểm c, d khoản 2 Điều 23; khoản 1, 2 và điểm a khoản 3 Điều 25; khoản 1, điểm a khoản 2, khoản 3, khoản 4 và điểm a khoản 5 Điều 29 Nghị định này thì thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm là ngày người nộp thuế nộp thông báo, báo cáo về hóa đơn.
2. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về thuế
a) Thời hiệu xử phạt đối với hành vi vi phạm thủ tục thuế là 02 năm, kể từ ngày thực hiện hành vi vi phạm.
Ngày thực hiện hành vi vi phạm hành chính về thủ tục thuế là ngày kế tiếp ngày kết thúc thời hạn phải thực hiện thủ tục về thuế theo quy định của pháp luật về quản lý thuế, trừ các trường hợp sau đây:
Đối với hành vi quy định tại khoản 1, điểm a, b khoản 2, khoản 3 và điểm a khoản 4 Điều 10; khoản 1, 2, 3, 4 và điểm a khoản 5 Điều 11; khoản 1, 2, 3 và điểm a, b khoản 4, khoản 5 Điều 13 Nghị định này, ngày thực hiện hành vi vi phạm để tính thời hiệu là ngày người nộp thuế thực hiện đăng ký thuế hoặc thông báo với cơ quan thuế hoặc nộp hồ sơ khai thuế.
Đối với hành vi quy định tại điểm c khoản 2, điểm b khoản 4 Điều 10; điểm b khoản 5 Điều 11; điểm c, d khoản 4 Điều 13 Nghị định này, ngày thực hiện hành vi vi phạm để tính thời hiệu là ngày người có thẩm quyền thi hành công vụ phát hiện hành vi vi phạm.
b) Thời hiệu xử phạt đối với hành vi trốn thuế chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự, hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn là 05 năm, kể từ ngày thực hiện hành vi vi phạm.
Ngày thực hiện hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm hoàn hoặc hành vi trốn thuế (trừ hành vi tại điểm a khoản 1 Điều 17 Nghị định này) là ngày tiếp theo ngày cuối cùng của thời hạn nộp hồ sơ khai thuế của kỳ tính thuế mà người nộp thuế thực hiện khai thiếu thuế, trốn thuế hoặc ngày tiếp theo ngày cơ quan có thẩm quyền ra quyết định hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế.
Đối với hành vi không nộp hồ sơ đăng ký thuế, không nộp hồ sơ khai thuế tại điểm a khoản 1 Điều 17 Nghị định này, ngày thực hiện hành vi vi phạm để tính thời hiệu là ngày người có thẩm quyền thi hành công vụ phát hiện hành vi vi phạm. Đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế sau 90 ngày quy định tại điểm a khoản 1 Điều 17 Nghị định này thì ngày thực hiện hành vi vi phạm để tính thời hiệu là ngày người nộp thuế nộp hồ sơ khai thuế.
3. Đối với vụ việc do cơ quan tiến hành tố tụng hình sự thụ lý, giải quyết, nhưng sau đó có quyết định không khởi tố vụ án hình sự, quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố vụ án, quyết định đình chỉ điều tra hoặc đình chỉ vụ án nếu hành vi vi phạm có dấu hiệu vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn thì trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày ra quyết định, cơ quan tiến hành tố tụng hình sự phải chuyển các quyết định nêu trên kèm theo hồ sơ, tang vật, phương tiện của vụ vi phạm và đề nghị xử phạt vi phạm hành chính đến người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn. Thời hiệu xử phạt vi phạm áp dụng theo quy định tại khoản 1, 2 Điều này. Thời gian cơ quan tiến hành tố tụng thụ lý, xem xét được tính vào thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính.
4. Trong thời hạn quy định tại khoản 1, 2 Điều này mà tổ chức, cá nhân cố tình trốn tránh, cản trở việc xử phạt thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được tính lại kể từ thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh cản trở việc xử phạt.
5. Thời hạn được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn
Tổ chức, cá nhân bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn nếu trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt cảnh cáo hoặc 01 năm kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt hành chính khác hoặc kể từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định xử phạt mà không tái phạm thì được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi đó.
Ngày chấp hành xong quyết định xử phạt cảnh cáo là ngày quyết định xử phạt vi phạm hành chính được giao, gửi cho tổ chức, cá nhân bị xử phạt theo quy định tại Điều 39 Nghị định này.
6. Thời hạn truy thu thuế
a) Quá thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về thuế thì người nộp thuế không bị xử phạt nhưng vẫn phải nộp đủ tiền thuế truy thu (số tiền thuế thiếu, số tiền thuế trốn, số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn cao hơn quy định, tiền chậm nộp tiền thuế) vào ngân sách nhà nước trong thời hạn mười năm trở về trước, kể từ ngày phát hiện hành vi vi phạm. Trường hợp người nộp thuế không đăng ký thuế thì phải nộp đủ số tiền thuế thiếu, số tiền thuế trốn, tiền chậm nộp tiền thuế cho toàn bộ thời gian trở về trước, kể từ ngày phát hiện hành vi vi phạm.
b) Thời hạn truy thu thuế tại điểm a khoản này chỉ áp dụng đối với các khoản thuế theo pháp luật về thuế và khoản thu khác do tổ chức, cá nhân tự khai, tự nộp vào ngân sách nhà nước.
Đối với các khoản thu từ đất đai hoặc khoản thu khác do cơ quan có thẩm quyền xác định nghĩa vụ tài chính của tổ chức, cá nhân thì cơ quan có thẩm quyền xác định thời hạn truy thu theo quy định của pháp luật về đất đai và pháp luật có liên quan nhưng không ít hơn thời hạn truy thu theo quy định tại điểm a khoản này.

Làm cách nào không bị truy thu thuế ?

Để không hay hạn chế gặp phải vấn đề liên quan thuế và dẫn đến bị truy thu thì các cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp luôn có bộ phận chuyên môn như kế toán, pháp chế tư vấn xuyên suốt quá trình hoạt động từ khi thành lập công ty cho đến suốt quãng đời hoạt động của doanh nghiệp. Như vậy việc truy thu thuế hoàn toàn không thể xảy ra với công ty của bạn.

Xem dịch vụ hỗ trợ từ khi mở doanh nghiệp của bạn –> Dịch vụ thành lập công ty trọn gói

Hy vọng với chia sẻ trên đây sẽ nhận được ủng hộ từ phía khách hàng.

Share:

Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on pinterest
Pinterest
Share on linkedin
LinkedIn
Luật Dân Việt

Luật Dân Việt

Luôn đồng hành và hỗ trợ tư vấn pháp lý tới mọi người !

Tin mới

Bài viết liên quan