Tra Cứu Sở Hữu Trí Tuệ Như Thế Nào 2020?

Đăng ký sở hữu trí tuệ là thủ tục đăng ký ghi nhận quyền sở hữu đối với các đối tượng sở hữu trí tuệ. Những đối tượng thuộc sở hữu trí tuệ bao gồm: Nhãn hiệu, Kiểu dáng công nghiệp, Sáng chế (Giải pháp hữu ích), Tên thương mại, Bí mật kinh doanh, Chỉ dẫn địa lý, Thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn.

Một trong những bước quan trọng và cần thiết trước khi tiến hành đăng ký sở hữu trí tuệ ban đầu đó chính là việc rà soát, đánh giá khả năng đăng ký của các đối tượng sở hữu trí tuệ. Trước đây, ngay tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền thẩm định là Cục Sở hữu trí tuệ cũng tổ chức một ban riêng cung ứng dịch vụ tra cứu sơ bộ khả năng đăng ký này, nhưng do công việc tại Cục Sở hữu trí tuệ quá tải và nhu cầu từ phía cá nhân, tổ chức hỗ trợ quá lớn nên hiện tại Cục Sở hữu trí tuệ không còn thực hiện dịch vụ này nữa, trong tương lai vẫn có thể tổ chức lại. Vậy hiện tại khách hàng có cách kiểm tra đăng ký sở hữu trí tuệ nào? Bài viết sau đây sẽ làm rõ giúp Quý khách hàng.

Thế nào là tra cứu sở hữu trí tuệ?

Kiểm tra đăng ký sở hữu trí tuệ là hoạt động cá nhân, tổ chức tiến hành trong quá trình đăng ký sở hữu trí tuệ nói chung. Việc kiểm tra này có nhiều ý nghĩa quan trọng như:

– Kiểm tra các tài sản trí tuệ cùng loại đã đăng ký và đối chiếu với tài sản trí tuệ dự định đăng ký;

– Đánh giá khả năng bảo hộ, tức là trả lời cho câu hỏi: đối tượng dự định đăng ký đã thỏa mãn được điều kiện bảo hộ hay chưa?

– Điều chỉnh đối tượng đăng ký cho phù hợp với các điều kiện bảo hộ (nếu cần thiết),

– Theo dõi tiến độ xử lý hồ sơ đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền

Trước khi nộp hồ sơ đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền, hoạt động kiểm tra giúp hạn chế rủi ro từ việc hồ sơ bị trả lại do đối tượng đăng ký bị trùng, nhầm lẫn hoặc không đáp ứng các điều kiện bảo hộ cần thiết. Nói cách khác, kiểm tra đăng ký sở hữu trí tuệ giúp cá nhân, tổ chức hạn chế rủi ro, tiết kiệm chi phí không đáng có.

Quý khách hàng có thể trực tiếp tiến hành cách kiểm tra đăng ký sở hữu trí tuệ, rà soát khả năng đăng ký đối tượng sở hữu trí tuệ theo website của Cục Sở hữu trí tuệ như sau: http://iplib.noip.gov.vn/WebUI/WSearch.php. Ngoài việc rà soát, kiểm tra, đánh giá thì website công bố tình trạng đơn đăng ký bảo hộ tại Cục Sở hữu trí tuệ còn dùng để xem thông tin tình trạng đăng ký của các đơn vị khác, việc cấp bằng, gia hạn, hiệu lực bảo hộ, nhóm ngành đăng ký, thông tin người nộp đơn, tham khảo hình thức mẫu mã đăng ký của các đối thủ cạnh tranh…..

Chúng tôi xin được hướng dẫn một số cách kiểm tra đăng ký sở hữu trí tuệ, rà soát cơ bản đối với nhãn hiệu như sau:

  1. Quý khách hàng truy cập vào link website http://iplib.noip.gov.vn/WebUI/WSearch.php chọn “Nhãn hiệu”.
  2. Mẫu nhãn hiệu gồm 02 yếu tố: tên thương hiệu và hình logo. Do đó, nếu Quý khách hàng có nhu cầu tra cứu tên thương hiệu và rà soát xem có bị trùng hoàn toàn hay không:

+ Phía bên trái cần tích vào trường “Nhãn hiệu tìm kiếm”, phía bên phải nhập tên thương hiệu (Ví dụ: “Dân Việt” “hoang phi”) sau đó ấn “tìm kiếm” ở dưới cùng.

+ Nếu Quý khách hàng muốn tìm các phần tên thương hiệu ở mức độ tương tự hay sử dụng cách thức: *Dân Việt*, *hoang phi*, *hoang*phi,….

Theo cách tìm kiếm trên khả năng cao sẽ hiển thị khối lượng nhãn hiệu khá lớn, do đó, chiếu theo quy định pháp luật bảo hộ nhãn hiệu ngoài trường tìm kiếm trên Quý khách hàng song song đó có thể chọn thêm đồng thời Nhóm sản phẩm/ dịch vụ, tên sản phẩm/ dịch vụ, người nộp đơn hoặc ngày nộp đơn kết quả tìm kiếm sẽ sát sao hơn rất nhiều.

Ví dụ:

– Nhóm sản phẩm/ dịch vụ: 35 25

– Tên sản phẩm/ dịch vụ: *quần áo*

– Ngày nộp đơn: 01/01/2015 (đồng thời lựa chọn mốc thời gian ở thanh công cụ giữa: lớn hơn, nhỏ hơn, bằng).

+ Nếu Quý khách hàng thực hiện cách kiểm tra đăng ký sở hữu trí tuệ qua tra cứu logo hình: Cần phải tìm hiểu về Bảng phân loại các yếu tố hình theo quy định của pháp luật được chia ra thành 29 lớp (ví dụ: người, màu sắc, dụng cụ nội trợ, thiết bị viễn thông, thực vật, phong cảnh, động vật,…..)

Quý khách hàng lưu ý khi tra cứu dữ liệu hình thì dữ liệu tra cứu hình còn nhiều hơn rất nhiều so với dữ liệu tên thương hiệu, bởi một logo hình có thể được phân ở nhiều phân loại hình khác nhau.

Phân loại hình có thể lựa chọn ấn nhiều phân loại hình cùng một lúc. Kết quả hiện ra website của Cục sở hữu trí tuệ chỉ hiện tối đa 25 tab với 1000 mẫu hình hiển thị, do đó việc ấn thêm một lệnh chỉ định thời gian là cần thiết. Tuy nhiên, việc rà soát logo hình mất rất nhiều thời gian và việc tra cứu sơ bộ khó kiểm soát vì dữ liệu công bố không đầy đủ.

Quý khách hàng có thể xem xét lựa chọn thông qua các tổ chức đại diện sở hữu công nghiệp để đảm bảo cho quá trình đăng ký sở hữu trí tuệ được tiến triển một cách thuận lợi nhất.

Xem thêm:

Quyền Lợi Khi Công Bố Mỹ Phẩm Như Thế Nào?

Quy Trình Đăng Ký Website Thương Mại Điện Tử Như Thế Nào?

Luật Dân Việt – hỗ trợ tra cứu sở hữu trí tuệ nhanh chóng, chính xác

Như đã nói trên đây, tra cứu hay kiểm tra đăng ký sở hữu trí tuệ có nhiều ý nghĩa quan trọng nhưng đòi hỏi chuyên môn sâu rộng về sở hữu trí tuệ. Vì thế, đa phần các cá nhân, tổ chức gặp nhiều trở ngại khi tự tra cứu. Nếu đang vướng mắc về vấn đề này nói riêng, gặp khó khăn khi đăng ký sở hữu trí tuệ nói chung, hãy liên hệ với Luật Dân Việt ngay để được hỗ trợ. Chúng tôi cung cấp dịch vụ đăng ký sở hữu trí tuệ sẽ hỗ trợ Quý khách hàng:

– Giải đáp các thắc mắc về sở hữu trí tuệ trước, trong và sau đăng ký sở hữu trí tuệ;

– Thiết kế các mẫu nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp,… theo yêu cầu khách hàng;

– Tra cứu cơ bản và nâng cao, chuyên sâu;

– Hướng dẫn cung cấp các thông tin;

– Soạn hồ sơ đăng ký sở hữu trí tuệ và nộp tại cơ quan đăng ký;

– Tra cứu tình trạng xử lý hồ sơ và có yêu cầu phù hợp tới cơ quan nhà nước;

– Nhận kết quả sau đăng ký và trao tận tay khách hàng;

– Hỗ trợ xử lý các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đã đăng ký.

Share:

Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on pinterest
Pinterest
Share on linkedin
LinkedIn
Luật Dân Việt

Luật Dân Việt

Luôn đồng hành và hỗ trợ tư vấn pháp lý tới mọi người !

Tin mới

Bài viết liên quan