Thuế thu nhập cá nhân chuyển nhượng cổ phần 2021

Thuế thu nhập cá nhân là khoản thuế mà cá nhân có trách nhiệm phải nộp khi có các khoản thu nhập thuộc các trường hợp mà pháp luật quy định.

Thuế là nguồn thu chính của ngân sách nhà nước, mỗi công dân có nghĩa vụ phải thực hiện đúng theo quy định của pháp luật. Và đối với thuế thu nhập cá nhân, không phải mọi cá nhân có thu nhập đều phải chịu thuế.

Vậy thuế thu nhập là gì? Khi chuyển nhượng cố phần có phải nộp thuế thu nhập cá nhân hay không sẽ được Luật Dân Việt giải đáp trong nội dung bài viết về Thuế thu nhập cá nhân chuyển nhượng cổ phần dưới đây:

Thuế thu nhập cá nhân là gì?

Trước khi đi vào trả lời cho câu hỏi: Thuế thu nhập cá nhân chuyển nhượng cổ phần như thế nào? chúng tôi sẽ làm rõ khái niệm về thuế thuế thu nhập cá nhân.

Hiện nay, khái niệm thuế thu nhập cá nhân chưa được pháp luật định nghĩa cụ thể. Nhưng dựa theo các quy định của pháp luật, thông tư có liên quan thì có thể hiểu thuế thu nhập cá nhân như sau:

Thuế thu nhập cá nhân là loại thuế trực thu, được tính trực tiếp trên thu nhập của người chịu thuế và thu nhập đó đã trừ các khoản giảm trừ cũng như các khoản miễn thuế.

Cá nhân thuộc đối tượng tại Điều 2 Luật Thuế thu nhập cá nhân phải nộp thuế theo quy định: Các cá nhân cư trú có thu nhập chịu thuế theo luật định phát sinh ở cả trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam hoặc thu nhập chỉ phát sinh trong lãnh thổ Việt Nam.

Cá nhân cư trú được xác định là người có một trong các điều kiện sau:

– Cá nhân có mặt tại Việt Nam từ đủ 183 ngày trở lên trong thời gian là một năm dương lịch; tính theo 12 tháng liên tục tính từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam.

– Cá nhân có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam bao gồm những người có đăng ký thường trú, những người ở nhà thuê theo hợp đồng có thời hạn.

>>>>> Tham khảo: https://luatdanviet.com/tu-van-thue-mien-phi

Chuyển nhượng cổ phần có phải nộp thuế không?

Như cách hiểu về thuế thu nhập cá nhân đã nêu ở trên, thuế thu nhập cá nhân sẽ được tính dựa trên mức thu nhập của người đó. Cụ thể, các khoản thu nhập như sau sẽ được quy định là thu nhập chịu thuế:

– Thu nhập từ việc kinh doanh:

+ Nguồn thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh dịch vụ, hàng hóa.

+ Thu nhập từ hoạt động hành nghề có chứng chỉ, giấy phép theo quy định của cá nhân.

Nguồn thu nhập này không bao gồm thu nhập của các cá nhân kinh doanh có thu nhập dưới 100 triệu Việt Nam đồng/ năm trở xuống.

– Thu nhập từ tiền lương, tiền công.

+ Tiền lương, tiền công, các khoản thu nhập có tính chất tiền lương, tiền công của cá nhân.

+ Thu nhập từ các khoản phụ cấp, trợ cấp trừ các khoản phụ cấp, trợ cấp theo quy định ưu đãi với người có công, các khoản trợ cấp mang tính chất bảo trợ xã hội và trừ một số khoản khác theo quy định tại Điều 1 Luật thuế thu nhập cá nhân sửa đổi năm 2012.

– Thu nhập từ vốn đầu tư: lãi cho vay, lợi tức và các nguồn khác trừ lãi từ trái phiếu Chính phủ.

– Thu nhập từ chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng chứng khoán và một số hình thức khác.

– Nguồn thu nhập từ việc chuyển nhượng bất động sản.

– Thu nhập từ các hình thức trúng thưởng.

– Thu nhập từ chuyển giao, chuyển nhượng bản quyền.

– Thu nhập từ việc thừa kế, nhận quà tặng là chứng khoán, cổ phần, bất động sản và một số loại tài sản khác phải đăng ký quyền sở hữu.

Bên cạnh các khoản thu nhập chịu thuế, pháp luật còn quy định về các khoản giảm trừ tại Điều 19, 20 Luật thuế thu nhập cá nhân và một số khoản được miễn thuế như:

– Thu nhập từ việc chuyển nhượng bất động sản giữa người thân với nhau.

– Thu nhập từ chuyển nhượng nhà ở, quyền sở hữu đất trong trường hợp cá nhân chỉ có một nhà, đất duy nhất.

– Cá nhân được nhà nước giao đất có thu nhập từ quyền sử dụng đất đó.

– Thu nhập từ bất động sản là quà tặng, thừa kế của người thân.

– Thu nhập của cá nhân, hộ gia đình sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp chưa qua chế biến hoặc chỉ sơ chế.

– Thu nhập từ chuyển đổi đất nông nghiệp của cá nhân, hộ gia đình được nhà nước giao đất.

– Lãi từ tiền gửi tại các tổ chức tín dụng, từ hợp đồng bảo hiểm và nguồn thu nhập kiều hối.

– Thu nhập từ tiền lương làm ban đêm, làm thêm cao hơn so với thời gian làm việc ngày, giờ theo quy định.

– Thu nhập từ lương hưu do quỹ bảo hiểm xã hội, quỹ hưu trí bảo hiểm xã hội tự nguyện chi trả.

– Thu nhập từ một số hình thức học bổng.

– Thu nhập từ một số khoản bồi thường theo quy định của pháp luật.

– Thu nhập từ quỹ từ thiện.

– Thu nhập từ nguồn vốn viện trợ nước ngoài nhằm mục đích từ thiện.

– Cá nhân là người Việt Nam làm việc cho hãng tàu nước ngoài, hãng tàu vận tải quốc tế của Việt Nam có thu nhập.

– Thu nhập của cá nhân là chủ tàu, có quyền sử dụng tàu, cá nhân làm việc trên tàu hoạt động cung cấp hàng hóa, dịch vụ, khai khác, đánh bắt xa bờ.

Như vậy, với những quy định về thu nhập chịu thuế, thu nhập miễn thuế đã nêu ở trên thì thu nhập từ việc chuyển nhượng cổ phần thuộc phần thu nhập phải chịu thuế thu nhập cá nhân.

Thuế thu nhập cá nhân chuyển nhượng cổ phần là bao nhiêu?

Thuế thu nhập cá nhân là khoản thuế được tính trực tiếp từ thu nhập trực tiếp của cá nhân.

Về công thức chung, thuế thu nhập cá nhân được tính theo công thức:

Thuế thu nhập cá nhân = Thu nhập chịu thuế x thuế suất (%)

Đối với trường hợp tính thuế thu nhập cá nhân chuyển nhượng cổ phần, theo quy định tại Điều 11 của Thông tư 111/2013/TT-BTC, thì thuế thu nhập cá nhân trong trường hợp này sẽ được tính theo công thức:

TNCN = Thu nhập tính thuế x 20%

Xem thêm:

Mức thuế môn bài 2021? Ai phải nộp?

Mã số thuế cá nhân là gì? Vì sao phải đăng ký mã số thuế cá nhân 2020?

Share:

Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on pinterest
Pinterest
Share on linkedin
LinkedIn
Luật Dân Việt

Luật Dân Việt

Luôn đồng hành và hỗ trợ tư vấn pháp lý tới mọi người !

Tin mới

Bài viết liên quan