Thủ Tục Xin Cấp Giấy Chứng Nhận Đăng Ký Nhãn Hiệu Năm 2020

Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu là văn bản chứng nhận bảo hộ của nhãn hiệu đã đăng ký. Theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ, nội dung được ghi trên giấy chứng nhận bao gồm: thông tin chủ sở hữu, số chứng nhận, ngày nộp đơn, mẫu nhãn hiệu…

Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu là kết quả của quá trình tổ chức, doanh nghiệp thực hiện thủ tục đăng ký bảo hộ tại cơ quan nhà nước. Tuy nhiên, để được cấp giấy chứng nhận không hề đơn giản. Trong bài viết này, Luật Dân Việt sẽ hướng dẫn quý khách hàng thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu theo đúng quy định pháp luật. Hy vọng, thông qua những nội dung mà chúng tôi cung cấp quý khách hàng sẽ tìm thấy những thông tin hữu ích.

Thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu

Nhãn hiệu hiểu đơn giản là bất kì từ, chữ cái, con số, hình ảnh, hình dáng, nhãn mác được thể hiện độc lập hoặc có sự kết hợp các yếu tố này. Để được cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, doanh nghiệp phải tiến hành thủ tục tại cơ quan nhà nước.

Đăng ký nhãn hiệu được tiến hành thông qua những quy trình sau:

Bước 1: Thiết kế và tra cứu nhãn hiệu trước khi nộp đơn

Việc tra cứu không bắt buộc nhưng trước khi nộp hồ sơ các doanh nghiệp nên tiến thành tra cứu khả năng đăng ký. Khi đã có nhãn hiệu, khách hàng có thể liên hệ với Luật Dân Việt để được tra cứu nhãn hiệu sơ bộ hoàn toàn miễn phí. Khi khách hàng chưa có nhãn hiệu, Luật Dân Việt sẽ hỗ trợ khách hàng thiết kế nhãn hiệu theo nhu cầu. Việc tra cứu của chúng tôi sẽ kết hợp với thủ tục tra cứu để nhãn hiệu thiết kế đảm bảo khả năng bảo hộ cao nhất.

Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký nhãn hiệu

– Tờ khai đăng ký nhãn hiệu (02 bản);

– Mẫu nhãn hiệu (05 mẫu kích thước 80 x 80 mm) và danh mục hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu;

– Giấy ủy quyền (Nếu nộp đơn thông qua đại diện Luật Dân Việt)

– Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí…

Và một số giấy tờ khác theo quy định của pháp luật về đăng ký nhãn hiệu. Sau khi chuẩn bị hồ sơ doanh nghiệp nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện tới trụ sở chính của Cục Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội hoặc 2 cơ sở văn phòng của cục tại TP.HCM và Đà Nẵng.

Bước 3: Giải quyết đơn đăng ký và ra quyết định cấp/từ chối cấp văn bằng bảo hộ

Sau khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký, cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét và giải quyết hồ sơ. Nếu hồ sơ hợp lệ Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định chấp nhận đơn, công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp và tiến hành thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cho doanh nghiệp đó.

Doanh nghiệp sở hữu giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có những quyền lợi gì?

– Chủ sở hữu được toàn quyền gắn nhãn hiệu đã đăng ký lên bao bì, hàng hóa, phương tiện quảng cáo, kinh doanh… của mình;

– Được lưu thông, quảng cáo cho hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu đã được bảo hộ;

– Chủ sở hữu nhãn hiệu đã đăng ký được quyền bán, chuyển nhượng, li-xăng (cho phép đơn vị khác sử dụng) nhãn hiệu đã đăng ký có thu tiền hoặc không thu tiền.

– Khi phát hiện có hành vi xâm phạm nhãn hiệu của doanh nghiệp mình chủ sở hữu có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước xử phạt đối với những hành vi xâm phạm đó.

Xem thêm:

Lợi Ích Của Việc Đăng Ký Mã Số Mã Vạch Mang Lại Là Gì?

Chứng Nhận Đăng Ký Mã Vạch Là Gì? Làm Sao Để Được Cấp?

Dịch vụ tư vấn thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu của Luật Dân Việt

Nhãn hiệu là “chìa khóa vạn năng” của các doanh nghiệp. Doanh nghiệp muốn phát triển vững, có uy tín trên thị trường việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu vô cùng cần thiết. Nắm bắt được sử phát triển không ngừng của thị trường doanh nghiệp, Luật Dân Việt cung cấp dịch vụ tư vấn thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu uy tín trên toàn quốc.

Cụ thể chúng tôi sẽ triển khai những công việc sau:

– Tư vấn khái quát cho khách hàng trình tự thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu;

– Tư vấn thiết kế, trực tiếp thiết kế và hướng dẫn khách hàng lựa chọn nhãn hiệu có khả năng đăng ký cao nhất cho khách hàng;

– Tư vấn tra cứu nhãn hiệu miễn phí cho khách hàng nhằm tối ưu hóa khả năng đăng ký;

– Tư vấn cách điền thông tin vào hồ sơ, tờ khai đăng ký bảo hộ nhãn hiệu;

– Trực tiếp soạn thảo hồ sơ và nộp hồ sơ tới Cục sở hữu trí tuệ cho khách hàng;

– Làm việc trực tiếp với cơ quan nhà nước khi có các vấn đề phát sinh trong quá trình giải quyết hồ sơ;

– Thay mặt khách hàng nhận Văn bằng bảo hộ tại cục SHTT;

– Theo dõi quá trình sử dụng và hỗ trợ về mặt pháp lý cho khách hàng khi phát hiện những hành vi xâm phạm nhãn hiệu.

Liên hệ yêu cầu tư vấn, cung cấp dịch vụ

Luật Dân Việt là một trong những đơn vị đi đầu trong lĩnh vực đăng ký thương hiệu độc quyền trong suốt quá trình hình thành và phát triển công ty. Nếu khách hàng còn bất kỳ những khó khăn, vướng mắc về trình tự thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cho doanh nghiệp của mình có thể liên hệ với chúng tôi thông qua các hình thức như:

Share:

Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on pinterest
Pinterest
Share on linkedin
LinkedIn
Luật Dân Việt

Luật Dân Việt

Luôn đồng hành và hỗ trợ tư vấn pháp lý tới mọi người !

Tin mới

Bài viết liên quan