Thủ Tục Đăng Ký Sáng Chế Như Thế Nào Để Được Chấp Thuận?

Để khách hàng có thể nắm được quy trình, thủ tục cho việc đăng ký sáng chế, Luật Dân Việt sẽ miêu tả quy trình, thủ tục đăng ký sáng chế để mọi người cùng tham khảo và sử dụng khi có nhu cầu đăng ký sáng chế tại Việt Nam.

Sáng chế là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên. Trong tất cả các tài sản trí tuệ, sáng chế là một trong những tài sản dễ bị sao chép, đạo nhái nhất. Các nhà khoa học/chủ sở hữu sáng chế cũng xác định được điều đó cho nên ngay khi hoàn thành tác phẩm đã triển khai đăng ký tại cơ quan nhà nước. Vậy phải làm thế nào để đăng ký sáng chế? Thủ tục đăng ký sáng chế có khó không? Hãy tham khảo bài viết sau của Luật Dân Việt để tìm thấy câu trả lời.

Thủ tục đăng ký sáng chế như thế nào?

Trong mục này, chúng tôi sẽ giới thiệu theo một trình tự nhất định để mọi người tiện lợi tham khảo thông tin. Các thông tin mà chúng tôi trình bày được đúc rút từ chính kinh nghiệm đăng ký cho hàng nghìn khách hàng khác nhau đảm bảo tính chính xác cao. Do vậy, mọi người hoàn toàn có thể an tâm khi tham khảo và thực hiện.

Trình tự thực hiện thủ tục đăng ký sáng chế

– Tiếp nhận đơn: Đơn đăng ký có thể nộp trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện tới trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội hoặc 2 Văn phòng đại diện của Cục tại TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.

– Thẩm định hình thức đơn: Kiểm tra việc tuân thủ các quy định về hình thức đối với đơn, từ đó đưa ra kết luận đơn có được coi là hợp lệ hay không.

– Ra thông báo chấp nhận/từ chối chấp nhận đơn: Trường hợp đơn hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra thông báo chấp nhận đơn. Trường hợp đơn không hợp lệ, Cục sẽ ra thông báo từ chối chấp nhận đơn.

– Công bố đơn: Đơn được coi là hợp lệ sẽ được công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp.

– Thẩm định nội dung đơn: Đánh giá khả năng được bảo hộ của đối tượng nêu trong đơn theo các điều kiện bảo hộ (tính mới, trình độ sáng tạo, khả năng áp dụng công nghiệp), qua đó xác định phạm vi bảo hộ tương ứng.

– Ra quyết định cấp/từ chối cấp văn bằng bảo hộ: Nếu đối tượng nêu trong đơn không đáp ứng được các yêu cầu về bảo hộ, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra quyết định từ chối cấp văn bằng bảo hộ;

Nếu đối tượng nêu trong đơn đáp ứng được các yêu cầu về thủ tục đăng ký sáng chế, và người nộp đơn nộp lệ phí đầy đủ thì Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra quyết định cấp văn bằng bảo hộ, ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia về sở hữu công nghiệp, và công bố trên Công báo Sở hữu trí tuệ.

Thành phần, số lượng hồ sơ đăng ký sáng chế

– Tờ khai (02 bản theo mẫu)

Lưu ý: Tại mục “Phân loại sáng chế quốc tế” trong tờ khai, người nộp đơn cần nêu chỉ số phân loại giải pháp kỹ thuật cần bảo hộ theo Bảng phân loại quốc tế về sáng chế (theo Thoả ước Strasbourg) mới nhất được Cục Sở hữu trí tuệ công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp. Nếu người nộp đơn không phân loại hoặc phân loại không chính xác thì Cục Sở hữu trí tuệ sẽ phân loại và người nộp đơn phải nộp phí dịch vụ phân loại theo quy định

– Bản mô tả (02 bản, bao gồm cả hình vẽ, nếu có)

Lưu ý: Người nộp đơn phải nộp 02 bản mô tả sáng chế. Bản mô tả sáng chế phải bao gồm phần mô tả sáng chế và phạm vi bảo hộ sáng chế.

Phần mô tả thuộc bản mô tả sáng chế phải bộc lộ hoàn toàn bản chất của giải pháp kỹ thuật được đăng ký. Trong phần mô tả phải có đầy đủ các thông tin đến mức căn cứ vào đó, bất kỳ người nào có hiểu biết trung bình về lĩnh vực kỹ thuật tương ứng đều có thể thực hiện được giải pháp đó; phải làm rõ tính mới, trình độ sáng tạo, khả năng áp dụng công nghiệp của giải pháp kỹ thuật (nếu văn bằng bảo hộ yêu cầu được cấp là Bằng độc quyền sáng chế); làm rõ tính mới và khả năng áp dụng công nghiệp của giải pháp kỹ thuật (nếu văn bằng bảo hộ yêu cầu được cấp là Bằng độc quyền giải pháp hữu ích).

Người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực kỹ thuật tương ứng được hiểu là người có các kỹ năng thực hành kỹ thuật thông thường và biết rõ các kiến thức chung phổ biến trong lĩnh vực kỹ thuật tương ứng.

Phần mô tả phải bao gồm các nội dung sau đây:

+ Tên sáng chế: thể hiện vắn tắt đối tượng hoặc các đối tượng được đăng ký (sau đây gọi là “đối tượng”); tên sáng chế phải ngắn gọn và không được mang tính khuếch trương hoặc quảng cáo;

+ Lĩnh vực sử dụng sáng chế: lĩnh vực trong đó đối tượng được sử dụng hoặc liên quan;

+ Tình trạng kỹ thuật của lĩnh vực sử dụng sáng chế: tình trạng kỹ thuật thuộc lĩnh vực nói trên tại thời điểm nộp đơn (các đối tượng tương tự đã biết, nếu có);

+  Bản chất kỹ thuật của sáng chế: bản chất của đối tượng, trong đó phải nêu rõ các dấu hiệu (đặc điểm) tạo nên đối tượng và phải chỉ ra các dấu hiệu (đặc điểm) mới so với các giải pháp kỹ thuật tương tự đã biết;

+  Mô tả vắn tắt các hình vẽ kèm theo (nếu có);

+ Mô tả chi tiết các phương án thực hiện sáng chế;

+  Ví dụ thực hiện sáng chế;

+ Những lợi ích (hiệu quả) có thể đạt được.

+ Phạm vi bảo hộ sáng chế (sau đây gọi là “phạm vi bảo hộ” hoặc “yêu cầu bảo hộ”)

– Yêu cầu bảo hộ (02 bản)

– Các tài liệu có liên quan (nếu có)

– Chứng từ nộp phí, lệ phí

– Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)

Một số vấn đề khác liên quan đến thủ tục đăng ký sáng chế

  1. a) Thời hạn giải quyết:

– Thẩm định hình thức: 01 tháng từ ngày nhận đơn

– Công bố đơn: 18 tháng kể từ ngày ưu tiên hoặc tháng thứ 2 từ ngày có yêu cầu thẩm định nội dung

– Thẩm định nội dung đơn đăng ký sáng chế: 12 tháng từ ngày có yêu cầu thẩm định nội dung hoặc ngày công bố

  1. b) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân, tổ chức
  2. c) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Cục Sở hữu trí tuệ
  3. d) Kết quả thực hiện thủ tục đăng ký sáng chế:

– Quyết định cấp/từ chối cấp văn bằng bảo hộ

– Bằng độc quyền sáng chế hoặc Bằng độc quyền giải pháp hữu ích

  1. e) Lệ phí:

– Lệ phí nộp đơn: 180.000 đồng

– Lệ phí công bố đơn: 120.000 đồng

– Phí thẩm định nội dung: 420.000 đồng

– Phí tra cứu: 120.000 đồng

– Lệ phí cấp bằng: 120.000 đồng

– Lệ phí đăng bạ: 120.000 đồng

  1. f) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

– Tờ khai đăng ký sáng chế (Liên hệ với Luật Dân Việt để tham khảo)

– Tờ khai yêu cầu thẩm định nội dung đơn đăng ký sáng chế (Liên hệ với Luật Dân Việt để tham khảo)

Xem thêm:

Cách Đăng Ký Mã Vạch Hàng Hóa Như Thế Nào Đúng Quy Định?

Hồ Sơ Đăng Ký Sử Dụng Mã Số Mã Vạch Như Thế Nào?

Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục đăng ký sáng chế

Tổ chức, cá nhân đáp ứng các điều kiện sau có quyền đăng ký sáng chế:

– Tác giả tạo ra sáng chế bằng công sức và chi phí của mình;

– Tổ chức, cá nhân đầu tư kinh phí, phương tiện vật chất cho tác giả dưới hình thức giao việc, thuê việc, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác và thoả thuận đó không trái với quy định của pháp luật;

– Trường hợp nhiều tổ chức, cá nhân cùng nhau tạo ra hoặc đầu tư để tạo ra sáng chế thì các tổ chức, cá nhân đó đều có quyền đăng ký và quyền đăng ký đó chỉ được thực hiện nếu tất cả các tổ chức, cá nhân đó đồng ý;

– Trường hợp sáng chế được tạo ra do sử dụng cơ sở vật chất – kỹ thuật, kinh phi từ ngân sách nhà nước:

– Để được cấp Bằng độc quyền sáng chế, giải pháp nộp đơn phải đáp ứng các yêu cầu sau: có tính mới; có trình độ sáng tạo; có khả năng áp dụng công nghiệp

– Để được cấp Bằng độc quyền giải pháp hữu ích, giải pháp nộp đơn phải đáp ứng các yêu cầu sau: có tính mới; có khả năng áp dụng công nghiệp

Dịch vụ tư vấn, thực hiện thủ tục đăng ký sáng chế của Luật Dân Việt

Là đơn vị hoạt động lâu năm trong lĩnh vực đăng ký sáng chế nói riêng và đăng ký sở hữu trí tuệ nói chung, Luật Dân Việt hiểu rõ các quy định, điều kiện, thủ tục.. Cho nên khi sử dụng dịch vụ của chúng tôi, quý khách hàng hoàn toàn có thể an tâm tuyệt đối.

Chúng tôi không chỉ hướng dẫn mà còn trực tiếp soạn thảo, chuẩn bị hồ sơ, thủ tục đăng ký sáng chế nếu quý khách hàng yêu cầu. Nhờ đó việc thực hiện các thủ tục trở nên đơn giản hơn rất nhiều. Qua đó cũng tiết kiệm thời gian, công sức cho khách hàng.

Share:

Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on pinterest
Pinterest
Share on linkedin
LinkedIn
Luật Dân Việt

Luật Dân Việt

Luôn đồng hành và hỗ trợ tư vấn pháp lý tới mọi người !

Tin mới

Bài viết liên quan