Thủ Tục Đăng Ký Bảo Hộ Tên Thương Mại Gồm Những Bước Nào?

Thủ tục đăng ký bảo hộ tên thương mại là mối băn khoăn của rất nhiều doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân. Thấu hiểu điều đó, Luật Dân Việt đã dành bài viết này để trình bày, giới thiệu các nội dung liên quan đến thủ tục, hồ sơ đăng ký tên thương mại. Hy vọng, chúng sẽ giúp ích cho quý khách hàng, quý bạn đọc.

Thủ tục đăng ký bảo hộ tên thương mại có khó không? Làm thế nào để có thể bảo hộ tên thương mại? Cần chuẩn bị những hồ sơ, tài liệu gì khi đăng ký bảo hộ?… Đây là những thắc mắc chủ yếu của khách hàng xoay quanh vấn đề tên thương mại. Những băn khoăn này sẽ được Luật Dân Việt giải đáp thông qua những nội dung dưới đây.

“Đặc quyền” của chủ sở hữu khi thực hiện thủ tục đăng ký bảo hộ tên thương mại

Sau khi được Nhà nước ghi nhận, chủ sở hữu tên thương mại sẽ được các đặc quyền sau đây:

– Chủ sở hữu có quyền sử dụng tên thương mại vào các hoạt động sản xuất kinh doanh. Đồng thời, có quyền thể hiện tên thương mại đó trong các giấy tờ giao dịch, biển hiệu, sản phẩm, hàng hoá, bao bì hàng hoá và quảng cáo.

– Chủ sở hữu tên thương mại có quyền chuyển giao theo hợp đồng hoặc thừa kế cho người khác với điều kiện việc chuyển giao phải được tiến hành cùng với toàn bộ cơ sở kinh doanh và hoạt động kinh doanh dưới tên thương mại đó.

Điều kiện để được hưởng quyền đối với tên thương mại

Theo Nghị định Chính phủ số 103/2006/NĐ-CP ngày 22/09/2006, quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại được xác lập trên cơ sở thực tiễn sử dụng hợp pháp tên thương mại đó tương ứng với khu vực (lãnh thổ) và lĩnh vực kinh doanh mà không cần thực hiện thủ tục đăng ký.

Như vậy, việc sử dụng hợp pháp tên thương mại đó sẽ làm chủ thể phát sinh quyền đối với tên thương mại mà không cần trải qua thủ tục đăng ký bảo hộ tên thương mại.

Điều kiện để thực hiện thủ tục đăng ký bảo hộ tên thương mại thành công

Không phải tên thương mại nào cũng được bảo hộ. Mặc dù không cần đăng ký nhưng tên thương mại sẽ chỉ được bảo hộ khi xảy ra tranh chấp nếu đáp ứng được các điều kiện sau đây:

– Là tên gọi của tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt động kinh doanh

+ Tập hợp các chữ cái, có thể kèm theo chữ số, phát âm được;

+ Có khả năng phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên gọi đó với các chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực kinh doanh.

Thủ tục đăng ký bảo hộ tên thương mại sẽ không thành công nếu thuộc các trường hợp sau đây:

+ Tên gọi của các cơ quan hành chính, các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp hoặc các chủ thể không liên quan tới hoạt động kinh doanh;

+ Tên gọi nhằm mục đích thực hiện chức năng của tên thương mại nhưng không có khả năng phân biệt chủ thể kinh doanh của các cơ sở kinh doanh trong cùng một lĩnh vực;

+ Tên thương mại gây nhầm lẫn với tên thương mại của người khác đã được sử dụng từ trước trên cùng một địa bàn và trong cùng một lĩnh vực kinh doanh, gây nhầm lẫn với nhãn hiệu hàng hoá của người khác đã được bảo hộ từ trước khi bắt đầu sử dụng tên thương mại đó.

Xem thêm:

Hồ Sơ Đăng Ký Mã Số Mã Vạch Gồm Những Tài Liệu Nào?

Đăng Ký Mã Vạch Mật Ong Có Bắt Buộc Không? Hồ Sơ Gồm Những Gì?

Luật Dân Việt – tư vấn toàn diện về thủ tục đăng ký bảo hộ tên thương mại

Nếu bạn vẫn băn khoăn các vấn đề như: Tên gọi trong giao dịch bên mình đang sử dụng có được coi là tên thương mại không? Cách chứng minh sử dụng tên thương mại hợp pháp như thế nào? Mức phạt khi có hành vi cạnh tranh không lành mạnh, gian lận thương mại liên quan đến tên thương mại? Và các vấn đề khác liên quan đến tên thương mại. Quý khách hàng vui lòng liên hệ tới Luật Dân Việt để được hỗ trợ. Chúng tôi cam đoan, với câu trả lời có cơ sở pháp lý rõ ràng, chi tiết, quý khách hàng sẽ hiểu cặn kẽ, thấu đáo toàn bộ các vấn đề có liên quan đến tên thương mại.

Mọi chi tiết liên quan đến thủ tục đăng ký bảo hộ tên thương mại, quý khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi thông qua các hình thức dưới đây:

Một số hình thức đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ khác: đăng ký logo, đăng ký thương hiệu, đăng ký sáng chế, đăng ký kiểu dáng công nghiệp

 

Share:

Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on pinterest
Pinterest
Share on linkedin
LinkedIn
Luật Dân Việt

Luật Dân Việt

Luôn đồng hành và hỗ trợ tư vấn pháp lý tới mọi người !

Tin mới

Bài viết liên quan