Thủ Tục Đăng Ký Bản Quyền Kiểu Dáng Công Nghiệp

Để bảo vệ sản phẩm trí tuệ của mình, người có thẩm quyền nộp đơn đăng ký bản quyền kiểu dáng công nghiệp phải nộp đơn đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền để tiến hành đăng ký bảo hộ cho sản phẩm của mình.

Hồ sơ đăng ký bản quyền kiểu dáng công nghiệp

Kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của sản phẩm, được tạo thành bởi nhiều yếu tố như màu sắc, hình khối hoặc sự kết hợp của tất cả những yếu tố đó.

Đăng ký kiểu dáng công nghiệp này không chỉ được bảo hộ về hình dáng mà còn có thể được bảo hộ dưới dạng hình thức là bản vẽ, bản mô tả kiểu dáng. Do đó, nếu khách hàng cần bảo hộ đối với bản vẽ kiểu dáng thì có thể thực hiện thủ tục đăng ký bản quyền dưới hình thức tác phẩm mỹ thuật ứng dụng. Tuy nhiên, hình thức này không phổ biến mà chủ yếu họ thường bảo hộ dưới hình thức kiểu dáng công nghiệp.

Cho nên, bài viết này của Luật Dân Việt sẽ đề cập các vấn đề xoay quanh việc bảo hộ kiểu dáng công nghiệp – bảo hộ dưới góc độ sở hữu công nghiệp.

Trường hợp này, quý khách chuẩn bị những giấy tờ sau:

– Tờ khai yêu cầu cấp Bằng độc quyền KDCN (Theo mẫu);

– Bản mô tả kiểu dáng công nghiệp;

– Bộ ảnh chụp hoặc bộ ảnh vẽ kiểu dáng công nghiệp;

– Trường hợp chủ đơn được ủy quyền hoặc thụ hưởng nộp đơn từ người có quyền, thì cần có tài liệu xác nhận về quyền nộp đơn hợp pháp (Giấy chứng nhận quyền thừa kế; Hợp đồng giao việc hoặc Hợp đồng lao động),

– Nếu KDCN có chứa nhãn hiệu thì cần có tài liệu xác nhận quyền sở hữu nhãn hiệu;

– Chứng từ nộp phí, lệ phí công bố đơn.

Sau khi chuẩn bị xong hồ sơ, khách hàng nộp đơn trực tiếp tại Cục SHTT Việt Nam hoặc nộp thông qua bưu điện hay ủy quyền cho đơn vị đại diện sở hữu công nghiệp để tiến hành nộp đơn đăng ký.

Sau quá trình thẩm định, nộp lệ phí kéo dài khoảng 12 tháng thì khách hàng sẽ nhận được bằng bảo hộ kiểu dáng công nghiệp nếu đơn đăng ký đáp ứng đủ tất cả điều kiện.

Một số lưu ý về đơn đăng ký bản quyền kiểu dáng công nghiệp

Để tránh trường hợp đơn đăng ký bị trả lại do không đầy đủ về thông tin đăng ký cũng như hồ sơ giấy tờ, chúng tôi lưu ý khách hàng một số điều sau:

– Bản mô tả phải được trình bày đầy đủ, rõ ràng bản chất của KDCN và phải đồng nhất với các hình ảnh/bản vẽ đi kèm;

– Bản mô tả phải có các nội dung cơ bản như: tên sản phẩm mang KDCN; Chỉ số phân loại; Lĩnh vực sử dụng của sản phẩm mang KDCN; Liệt kê ảnh/hình vẽ; Các kiểu dáng công nghiệp tương tự đã biết; Bản chất của KDCN

– Ảnh chụp/hình vẽ không được nhỏ hơn (9cm x 12cm) và không được lớn hơn (21cm x 29,7 cm)

Xem thêm: Đăng Ký Mã Vạch Cà Phê Có Thủ Tục, Hồ Sơ Như Thế Nào?

Luật Dân Việt – Địa chỉ khách hàng gửi gắm niềm tin Đăng ký

Luật Dân Việt là một đơn vị chuyên cung cấp các dịch vụ về Sở hữu trí tuệ và đã gặt hái được nhiều thành công khi đăng ký thành công 3000+ đơn đăng ký sở hữu công nghiệp. Chúng tôi nhận được sự tin tưởng từ khách hàng không chỉ bởi có kinh nghiệm lâu trong ngành mà còn bởi chúng tôi luôn làm việc vì lợi ích của khách hàng và cung cấp các dịch vụ hoàn hảo, chu đáo như:

– Tư vấn cụ thể, chi tiết về thủ tục đăng ký kiểu dáng công nghiệp;

– Soạn thảo hồ sơ đăng ký và nộp đơn cho khách hàng;

– Làm việc với cơ quan nhà nước trong tiến trình đăng kí cho đến khi nhận được kết quả và trao cho khách hàng.

Share:

Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on pinterest
Pinterest
Share on linkedin
LinkedIn
Luật Dân Việt

Luật Dân Việt

Luôn đồng hành và hỗ trợ tư vấn pháp lý tới mọi người !

Tin mới

Bài viết liên quan