Thủ tục cấp lại giấy phép lao động do bị mất năm 2020 như thế nào?

Đối với người nước ngoài thì giấy phép lao động được coi là cơ sở pháp lý đảm bảo điều kiện cho họ vào làm việc hợp pháp tại Việt Nam, ngoại trừ một số trường hợp đặc biệt không phải xin giấy phép.

Người nước ngoài muốn tham gia làm việc tại Việt Nam phải có giấy phép lao động từ cơ quan có thẩm quyền, trừ một số trường hợp đặc biệt được quy định không cần xin giấy phép tại Nghị định số 11/2016/NĐ-CP.

Nhiều trường hợp người lao động đã được cấp giấy phép, song lại vì một số lý do mà để mất giấy tờ này nhưng lại không biết cách thực hiện thủ tục cấp lại giấy phép lao động do bị mất như thế nào? Cũng chính vì lí do đó, nên Luật Dân Việt biên soạn nội dung bài viết dưới đây.

Giấy phép lao động là gì?

Theo quy định pháp luật hiện hành thì giấy phép lao động là văn bản do cơ quan có thẩm quyền tại Việt Nam cấp khi người lao động nước ngoài đủ điều kiện làm việc hợp pháp tại Việt Nam.

Giấy phép lao động có ý nghĩa cực kỳ quan trọng với người lao động nước ngoài khi muốn sang Việt Nam làm việc nên người được cấp giấy phép cần bảo quản và giữ gìn cẩn thận. Bởi chỉ khi có giấy phép thì người lao động mới được pháp luật Việt Nam bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp.

Với các trường hợp người lao động nước ngoài vào làm việc thuộc trường hợp bắt buộc phải xin giấy phép mà không thực hiện thủ tục cấp giấy phép lao động khi bị cơ quan chức năng kiểm tra phát hiện thì đều bị xử phạt vi phạm hành chính, bị trục xuất khỏi lãnh thổ Việt Nam.

Các trường hợp được cấp lại giấy phép lao động?

Theo quy định tại Nghị định số 11/2016/NĐ-CP thì các trường hợp được cấp lại giấy phép lao động bao gồm các trường hợp sau:

– Giấy phép lao động còn thời hạn sử dụng mà bị mất, bị hỏng, rách nát hoặc thay đổi các thông tin, nội dung ghi trong giấy phép lao động về họ tên, ngày tháng năm sinh…, trừ các trường hợp giấy phép lao động được cấp trong trường hợp sau:

+ Người lao động nước ngoài đã được Sở lao động thương binh xã hội cấp giấy phép lao động, giấy phép còn đang có hiệu lực mà người lao động lại đi làm việc cho người sử dụng lao động khác ở trong cùng vị trí công việc ghi trong giấy phép lao động;

+ Người lao động nước ngoài đã được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép lao động, giấy phép đang còn hiệu lực mà làm vị trí công việc khác với công việc ghi trong giấy phép lao động nhưng vẫn giữ nguyên người sử dụng lao động;

+ Người lao động nước ngoài đã được cấp giấy phép nhưng giấy phép lao động lại hết hiệu lực mà có nhu cầu tiếp tục làm việc cùng vị trí công việc đã ghi trong giấy phép lao động.

– Giấy phép lao động được cấp cho lao động nước ngoài song chỉ còn thời hạn ít nhất 05 ngày nhưng không quá 45 ngày.

Thủ tục cấp lại giấy phép lao động do bị mất như thế nào?

Tùy theo trường hợp cấp lại giấy phép lao động vì lý do gì mà hồ sơ sẽ có những yêu cầu khác nhau khi nộp lên cơ quan chức năng có thẩm quyền. Song Trong nội dung bài viết này, chúng tôi chỉ hướng dẫn Khách hàng thực hiện thủ tục cấp lại giấy phép lao động do bị mất để Khách hàng nắm rõ các bước khi thực hiện thủ tục này”

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ xin giấy phép lao động

– Văn bản đề nghị cấp lại giấy phép lao động do bị mất theo mẫu đơn quy định của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội;

– 02 ảnh mầu chụp với kích thước 4cm x 6cm, phông nền màu trắng, mặt nhìn thẳng, đầu để trần, không được đeo kính màu, ảnh chụp không quá 06 tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ xin cấp giấy phép lao động;

– Văn bản xác nhận của cơ quan Công an cấp xã, phường, thị trấn của Việt Nam khi bị mất giấy phép lao động hoặc của cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài được hợp pháp hóa lãnh sự xác nhận về trường hợp bị mất theo quy định của pháp luật;

Bước 2: Người sử dụng lao động đã được cấp giấy phép trước đó phải lập hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép lao động gửi đến cơ quan có thẩm quyền cấp lại là Sở Lao động, Thương binh và Xã hội nơi đã cấp giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài trước đây.

Bước 3: Tính từ thời điểm Sở lao động thương binh xã hội nhận được hồ sơ trực tiếp hoặc thông qua đường bưu điện thì trong thời hạn 03 ngày làm việc, hồ sơ của người xin cấp lại giấy phép lao động hợp lệ thì cơ quan sẽ cấp lại giấy phép lao động cho người nước ngoài.

Trường hợp hồ sơ không đầy đủ, hợp lệ theo yêu cầu của cơ quan thì không cấp lại giấy phép lao động, lúc này sẽ có văn bản trả lời và nêu rõ lý do từ cơ quan chức năng để khách hàng được biết.

Lưu ý: Thời hạn của giấy phép lao động bị mất xong được cơ quan chức năng cấp lại thì bằng thời hạn của giấy phép lao động đã được cấp trước đó trừ đi thời gian người lao động nước ngoài đã tham gia làm việc tính đến thời điểm nộp hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép lao động.

 

Share:

Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on pinterest
Pinterest
Share on linkedin
LinkedIn
Luật Dân Việt

Luật Dân Việt

Luôn đồng hành và hỗ trợ tư vấn pháp lý tới mọi người !

Tin mới

Bài viết liên quan