Thu nhập chịu thuế là gì? Khi nào phải nộp thu nhập chịu thuế?

Thu nhập chịu thuế cá nhân là căn cứ xác định phần thuế phải nộp cho nhà nước khi đáp ứng những điều kiện theo quy định pháp luật. Nộp thuế thu nhập cá nhân là nghĩa vụ của công dân.

Trong quá trình hình thành và phát triển của đất nước, không thể không kể đến vai trò to lớn của thuế. Việc trừ các khoản thuế vào mức thu nhập của người lao động hiện đang là một trong những mối quan tâm của mọi người. Trong bài viết này, Luật Dân Việt sẽ chia sẻ những kiến thức nhằm giúp Quý vị hiểu rõ bản chất thu nhập chịu thuế là gì.

Thu nhập chịu thuế là gì?

Thu nhập chịu thuế là gì? Có thể hiểu thu nhập chịu thuế là tổng hợp các nguồn thu nhập từ tiền lương, tiền công hoặc các nguồn thu khác theo quy định pháp luật. Thu nhập chịu thuế chưa tính các khoản được miễn thuế, các khoản giảm trừ.

Thu nhập chịu thuế cá nhân là căn cứ xác định phần thuế phải nộp cho nhà nước khi đáp ứng những điều kiện theo quy định pháp luật. Nộp thuế thu nhập cá nhân là nghĩa vụ của công dân. Việc đóng thuế từ các khoản thu nhập chịu thuế được hình thành từ hai mục đích chính sau:

Góp phần làm tăng thêm thu nhập từ ngân sách nhà nước. Các khoản thuế này giúp cho hoạt động đầu tư vào các công trình công cộng, phát triển các hạng mục quốc gia hay đóng góp vào vấn đề an sinh xã hội.

– Giúp công bằng hóa xã hội, điều này trên thực tế có thể cũng thấy rất nhiều trường hợp trong một công ty có xuất hiện các mức lương của người lao động khác nhau, các công ty có nguồn thu nhập khác nhau. Pháp luật quy định mức thu nhập cụ thể để chịu thuế, nhằm giảm khoảng cách giàu nghèo trong xã hội.

Đối tượng nào phải nộp thu nhập chịu thuế?

Đối với trường hợp người có cư trú, không phân biệt trong hay ngoài lãnh thổ Việt Nam, không phân biệt nơi trả và nơi thu nhập để xác định các khoản thu nhập chịu thuế.

Trường hợp cá nhân không có cư trú, thu nhập chịu thuế được phát sinh trong lãnh thổ Việt Nam không phân biệt nơi trả và nhận thu nhập.

Các nguồn thu nhập chịu thuế là gì, và được quy định như thế nào? Theo pháp luật quy định nguồn thu nhập chịu thuế gồm các nguồn sau:

– Thu nhập nhận được từ việc kinh doanh, là nguồn thu nhập được từ các hoạt động sản xuất kinh doanh từ các lĩnh vực khác nhau thuộc các lĩnh vực ngành nghề kinh doanh theo quy định; thu nhập từ hoạt động hành nghề độc lập trong lĩnh vực được cấp phép; từ hoạt động sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp,…

– Thu nhập được nhận từ tiền lương, tiền công. Gồm các khoản có tính chất tiền lương, tiền công nhận được từ người sử dụng lao động dưới hình thức tiền hoặc không bằng tiền. Cùng với các khoản phụ cấp và trợ và các khoản khác theo quy định của pháp luật.

– Thu nhập nhận từ đầu tư vốn. Nguồn vốn này được thu từ các hình thức sau:

+ Tiền lãi nhận được từ việc tổ chức kinh doanh, hộ gia đình,… thực hiện các hợp đồng vay hoặc thỏa thuận vay trừ lãi tiền gửi nhận được từ các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài,…;

+ Cổ tức từ phần vốn góp trong công ty cổ phần;

+ Phần thu nhập được từ các phần lãi trái phiếu, tín phiếu,…

+ Các hình thức khác theo quy định cụ thể của pháp luật.

– Thu nhập nhận từ chuyển nhượng vốn. Là việc cá nhân nhận được từ các hình thức cơ bản sau:

+ Thu nhập từ chuyển nhượng vốn góp từ công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh, hợp tác xã, các tổ chức khác.

+ Thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán, căn cứ theo quy định của Luật chứng khoán và các quy định liên quan.

+ Thu nhập từ chuyển nhượng vốn từ các hình thức khác theo quy định của pháp luật.

– Thu nhập nhận được từ chuyển nhượng bất động sản. Cá nhân nhận được khoản thu nhập từ hình thức khác nhau như: chuyển nhượng quyền sử dụng đất; chuyển nhượng tài sản gắn liền với đất; chuyển nhượng quyền thuê đất, quyền thuê mặt nước;…

– Thu nhập nhận được từ trúng thưởng. Là các khoản tiền hoặc hiện vật mà cá nhân được nhận được thông qua hình thức như: Trúng xổ số do các công ty phát hành; trúng thưởng trong các trường trình khuyến mại; trúng thưởng trong hình thức cá cược, đặt cược hợp pháp và một số hình thức khác.

– Thu nhập nhận được từ bản quyền. Là nguồn thu nhập khi cá nhân chuyển nhượng, chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ theo các quy định của pháp luật.

– Thu nhập nhận được từ nhượng quyền thương mại. Là nguồn thu từ hoạt động thương mại, theo đó bên nhượng quyền cho phép bên nhận quyền được tự mình tiến hành một số hoạt động kinh doanh theo điều kiện của bên nhượng quyền tại hợp đồng nhượng quyền thương mại.

– Thu nhập nhận được từ thừa kế. Là nguồn thu nhập cá nhân nhận được tài sản từ theo di chúc hoặc theo quy định về luật thừa kế.

–  Thu nhập nhận được từ quà tặng là việc cá nhân nhận được quà tặng từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo các trường hợp cụ thể như: nhận quà tặng là chứng khoán; nhận quà tặng là phần vốn góp tại tổ chức kinh tế; quà tặng là bất động sản; và một số loại tài sản khác.

Xem thêm:

Thủ tục xóa đăng ký cho thuê lại trên Giấy chứng nhận thế nào?

Tài sản là gì? Tài sản ròng là gì? Tài sản ngắn hạn là gì?

Cách tính thu nhập chịu thuế cá nhân mới nhất

Công thức tính thuế thu nhập cá nhân được tính như sau:

Thuế thu nhập cá nhân phải nộp được tính bằng cách: thu nhập tính thuế X thuế suất.

Trong đó:

– Thu nhập tính thuế là khoản thu nhập của thu nhập chịu thuế trừ đi các khoản giảm trừ.

– Thu nhập chịu thuế bằng tổng thu nhập trừ đi các khoản được miễn thuế.

– Thuế suất được tính theo bảng quy định của pháp luật.

Tổng thu nhập được tính theo tiền lương, tiền công và các nguồn thu nhập theo như phân tích trên. Theo pháp luật quy định các khoản miễn thuế gồm: tiền ăn trưa; mức khoán chi văn phòng phẩm, công tác phí, điện thoại, trang phục; tiền làm thêm giờ vào ngày nghỉ, lễ;… theo quy định pháp luật.

Các khoản giảm trừ bao gồm những phần sau:

– Giảm trừ gia cảnh. Theo quy định mới nhất hiện nay, việc giảm trừ gia cảnh có sự thay đổi bắt đầu từ ngày 01/07/2020 so với trước đó. Cụ thể như sau:

+ Đối với người nộp thuế là 11 triệu đồng/tháng, 132 triệu đồng/năm (khác với trước kia 9 triệu đồng/tháng, 108 triệu đồng/năm)

+ Đối với người phụ thuộc là 4,4 triệu đồng/tháng khác với trước kia ở mức 3,6 triệu đồng/tháng.

– Các khoản bảo hiểm bắt buộc. Tỷ lệ trích bảo hiểm vào lương người lao động được tính như sau:

+ Bảo hiểm xã hội 8%;

+ Bảo hiểm y tế 1,5%;

+ Bảo hiểm thất nghiệp 1%.

– Các khoản đóng góp từ thiện, khuyến học, nhân đạo. Cần tài liệu, chứng từ hợp pháp chứng minh các khoản đóng góp này.

Hi vọng với những chia sẻ trên, Quý vị có thể hiểu rõ về thu nhập chịu thuế là gì  đồng thời hiểu cơ bản về cách tính thuế thu nhập cá nhân theo các quy định mới nhất hiện nay. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, Luật Dân Việt xin hướng dẫn Quý vị qua địa chỉ sau:

Share:

Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on pinterest
Pinterest
Share on linkedin
LinkedIn
Luật Dân Việt

Luật Dân Việt

Luôn đồng hành và hỗ trợ tư vấn pháp lý tới mọi người !

Tin mới

Bài viết liên quan