Thời hiệu là gì? Sự khác biệt giữa thời hạn và thời hiệu

Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc về thời hiệu cũng như các tiêu chí dùng để phân biệt cụ thể giữa thời hiệu và thời hạn – hai khái niệm thường bị nhầm lẫn với nhau.

Thời hiệu là gì?

Khoản 1 Điều 149 Bộ luật Dân sự năm 2015 nêu rõ:

Thời hiệu là thời hạn do luật quy định mà khi kết thúc thời hạn đó thì phát sinh hậu quả pháp lý đối với chủ thể theo điều kiện do luật quy định.

Thời hiệu được áp dụng theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan.

Theo đó, thời hiệu là:

– Là thời hạn theo quy định của luật. Do đó, thời hiệu cũng xác định được điểm bắt đầu và điểm kết thúc. Đặc biệt, theo quy định này, các bên trong quan hệ dân sự không thể thỏa thuận để ấn định ra thời hiệu.

– Khi kết thúc thời hạn do luật quy định sẽ phát sinh hậu quả pháp lý theo điều kiện do luật quy định. Trong đó, có thể kể đến như chấm dứt quyền, nghĩa vụ của một bên, làm phát sinh quyền của chủ thể…

– Thời hiệu được áp dụng theo nhiều quy định của Bộ luật Dân sự và các luật khác.

Như vậy, thời hiệu có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong các quan hệ dân sự, là thời hạn để các chủ thể được thực hiện hoặc chấm dứt các quyền của mình.

Thời hiệu có bao nhiêu loại?

Hiện nay, theo Điều 150 Bộ luật Dân sự, thời hiệu có các loại sau đây:

– Thời hiệu hưởng quyền dân sự: Khi kết thúc thời hạn theo quy định của luật, chủ thể được hưởng quyền dân sự như: Quyền được thừa kế di sản, quyền được nhận tặng cho tài sản…

– Thời hiệu miễn trừ nghĩa vụ dân sự: Khi kết thúc thời hạn theo quy định của luật, người có nghĩa vụ dân sự được miễn thực hiện nghĩa vụ như: Nghĩa vụ cấp dưỡng, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại…

– Thời hiệu khởi kiện: Là thời hạn chủ thể có quyền khởi kiện để yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền cùng lợi ích hợp pháp của mình khi người bị khởi kiện xâm phạm. Khi thời hiệu kết thúc thì người khởi kiện cũng mất quyền khởi kiện.

Theo Điều 429 Bộ luật Dân sự, thời hiệu khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp hợp đồng là 03 năm kể từ thời điểm người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền, lợi ích của mình bị xâm phạm…

Đáng chú ý: Theo Điều 155 Bộ luật Dân sự, thời hiệu khởi kiện không áp dụng trong các trường hợp:

+ Yêu cầu bảo vệ quyền nhân thân mà quyền này không gắn với tài sản;

+  Yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu, trừ trường hợp có quy định khác;

+ Tranh chấp về quyền sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai hiện hành;

+ Trường hợp khác.

– Thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự: Chủ thể được yêu cầu Tòa án giải quyết việc dân sự trong thời hạn mà luật quy định để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, pháp nhân, lợi ích quốc gia, dân tộc, công cộng…

Tương tự như thời hiệu khởi kiện, nếu thời hạn này kết thúc thì chủ thể sẽ bị mất quyền yêu cầu.

thoi hieu la gì
Thời hiệu là gì? (Ảnh minh họa)

Thời hiệu khác thời hạn thế nào?

Từ phân tích trên có thể thấy, thời hiệu và thời hạn có một số đặc điểm khá giống nhau. Chính điều này đã làm rất nhiều người nhầm lẫn giữa thời hiệu và thời hạn.

Dưới đây là các tiêu chí cụ thể dùng để phân biệt thời hiệu và thời hạn:

STT

Tiêu chí

Thời hiệu

Thời hạn

1

Căn cứ

Điều 149 Bộ luật Dân sự 2015

Điều 144 Bộ luật Dân sự 2015

2

Định nghĩa

Thời hiệu là thời hạn do luật quy định mà khi kết thúc thời hạn đó thì phát sinh hậu quả pháp lý đối với chủ thể theo điều kiện do luật quy định

Thời hạn là một khoảng thời gian được xác định từ thời điểm này đến thời điểm khác

3

Phân loại

Do luật quy định gồm 04 loại:

– Hưởng quyền dân sự

– Miễn trừ nghĩa vụ dân sự

– Khởi kiện

– Yêu cầu giải quyết vụ việc dân sự

Gồm 03 loại:

– Do luật quy định

– Theo thỏa thuận của các bên

– Do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xác định khi xem xét, giải quyết các vụ việc cụ thể

4

Cách tính

Được tính từ thời điểm bắt đầu ngày đầu tiên và chấm dứt tại thời điểm kết thúc ngày cuối cùng của thời hiệu.

– Theo quy định của Bộ luật Dân sự hiện hành

– Theo thỏa thuận

– Được tính theo dương lịch, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.

Trên đây là giải đáp về thời hiệu là gì? Nếu còn băn khoăn, bạn vui lòng gửi câu hỏi cho chúng tôi để được hỗ trợ.

Xem thêm:

Tài sản hình thành trong tương lai là gì theo Bộ luật Dân sự?

Thẻ ghi nợ là gì? Ưu, nhược điểm của thẻ ghi nợ ra sao?

Share:

Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on pinterest
Pinterest
Share on linkedin
LinkedIn
Luật Dân Việt

Luật Dân Việt

Luôn đồng hành và hỗ trợ tư vấn pháp lý tới mọi người !

Tin mới

Bài viết liên quan