Thời hạn giấy phép lao động như thế nào theo pháp luật 2020?

Luật Dân Việt xin cung cấp thêm thông tin về thời hạn giấy phép lao động như thế nào để Quý độc giả hiểu, tránh bị nhầm lẫn. khi áp dụng và thực hiện thủ tục.

Trừ những trường hợp đặc biệt, mỗi một người lao động người lao động để có đủ điều kiện làm việc tại Việt Nam thì phải được cấp giấy phép lao động. Có rất nhiều người thắc mắc, thời hạn sử dụng giấy phép lao động là bao lâu và những những trường hợp nào giấy phép lao động hết hiệu lực

Nhằm giải đáp thắc mắc và phân tích rõ thời hạn giấy phép lao động như thế nào Luật Dân Việt xin chia sẻ thông tin gửi đến Quý độc giả qua bài viết dưới đây.

Giấy phép lao động là gì?

Giấy phép lao động là giấy tờ bắt buộc người lao động phải có đối với những người lao động nước ngoài khi làm việc tại Việt Nam (trừ những trường hợp pháp luật có quy định khác).

Căn cứ vào Điều 9 Nghị định số 11/2016/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật lao động về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam, trường hợp người nước ngoài được cấp giấy phép làm việc tại Việt Nam phải đáp ứng các điều kiện:

– Có đầy đủ năng lực hành vi dân sự, thực hiện quyền và nghĩa vụ dân sự, có nhận thức và làm chủ hành vi

– Có sức khỏe để đáp ứng yêu cầu công việc phù hợp

– Là Giám đốc điều hành, chuyên gia, nhà quản lý, lao động có kỹ thuật

– Không thuộc trường hợp chịu án, phạm tội hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo pháp luật nước ngoài hoặc pháp luật Việt Nam

– Được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận việc sử dụng lao động nước ngoài ( bằng văn bản)

Các trường hợp công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam không thuộc đối tượng được cấp giấy phép lao động:

– Là chủ sở hữu hoặc thành viên trong công ty trách nhiệm hữu hạn

– Trong công ty cổ phần là thành viên hội đồng quản trị

– Tại Việt Nam là trưởng phòng đại diện các dự án của tổ chức quốc tế, tổ chức phi Chính phủ

– Trong thời hạn 3 tháng vào Việt Nam để thực hiện chào bán dịch vụ

– Trong thời hạn 3 tháng vào Việt Nam để xử lý kỹ thuật, công nghệ ảnh huongwe đến hoạt động sản xuất kinh doanh khi các chuyên gia Việt Nam và nước ngoài không xử lý được

– Luật sư nước ngoài đã được cấp phép hành nghề luật sư tại Việt Nam

– Theo quy định của điều ước quốc tế ( khi Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên)

– Là sinh viên, học viên đang học tập tại Việt Nam

– Một số trường hợp khác theo quy định của Chính phủ.

Thời hạn giấy phép lao động như thế nào?

Luật Dân Việt xin cung cấp thêm  thông tin về thời hạn giấy phép lao động như thế nào để Quý độc giả hiểu, tránh bị nhầm lẫn. Căn cứ vào Điều 11 Nghị định số 11/2016/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật lao động về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam thì thời hạn của giấy phép lao động theo các thời hạn sau đây:

– Thời hạn làm việc của hợp đồng lao động sẽ dự kiến được ký kết

– Thời hạn của phía nước ngoài cử người lao động sang làm việc tại Việt Nam

– Thời hạn thỏa thuận của đối tác phía Việt Nam ký kết với bên nước ngoài ( cung cấp dịch vụ)

– Thời hạn cung cấp dịch vụ cử người lao động nước ngoài đàm phán với Việt Nam ( nêu trong văn bản)

– Thời hạn của tổ chức phi chính phủ nước ngoài, tổ chức quốc tế bằng giấy chứng nhận được phép hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam

– Thời hạn đã được thể hiện trong văn bản của nhà cung cấp dịch vụ cử lao động nước ngoài vào Việt Nam nhằm mục đích thành lập hiện diện thương mại

– Thời hạn chứng minh người lao động nước ngoài được phép tham gia làm việc, hoạt động trong một doanh nghiệp nước ngoài thành lập hiện diện thương mại tại Việt Nam (nêu trong văn bản).

Tuy nhiên, Quý vị phải lưu ý, thời hạn giấy phép lao động không vượt quá 2 năm.

Xem thêm:

Giấy phép Cầm đồ

Gia hạn Giấy phép lao động

Phải làm gì khi hết thời hạn giấy phép lao động?

Khi hết thời hạn giấy phép lao động, người lao động phải làm thủ tục gia hạn giấy phép lao động ( khi còn thời hạn ít nhât là 5 ngày nhưng không quá 45 ngày giấy phép lao động phải được gia hạn). Hồ sơ bao gồm:

– Theo quy định của Bộ Lao động thương binh xã hội phải có văn bản đề nghị cấp lại giấy phép lao động của người sử dụng lao động

– 02 ảnh màu, ảnh được chụp không quá 6 tháng kể từ ngày nộp hồ sơ

– Giấy phép lao động đã được cấp

– Giấy khám sức khỏe ( có giá trị là 12 tháng kể từ ngày đi khám có kết luận sức khỏe đến ngày nộp hồ sơ)

– Một số giấy tờ khác có liên quan đến người lao động nước ngoài

Trình tự cấp lại giấy phép lao đông:

– Người sử dụng lao động phải nộp đơn đề nghị cấp lại giấy phép lao động ít nhât là 5 ngày nhưng không quá 45 ngày giấy phép lao động phải được gia hạn cho Sở lao động Thương binh xã hội

– Hồ sơ hợp lệ trong thời hạn 3 ngày làm việc, Sở lao động thương binh xã hội sẽ cấp lại giấy phép lao đông. Trong trường hợp không được cấp lại giấy phép lao động thì sẽ có văn bản trả lời ghi rõ lý do

– Trường hợp người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam đã thực hiện hợp đồng lao động, sau khi được cấp giấy phép lao động tại Việt Nam thì người lao động nước ngoài phải ký kết hợp đồng lao động với người sử dụng lao động bằng văn bản trước ngày dự kiến làm việc.

Kể từ ngày ký kết hợp đồng lao động phải gửi bản sao hợp đồng lao động tới Sở lao động thương binh xã hội trong thời hạn 5 ngày làm việc

Share:

Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on pinterest
Pinterest
Share on linkedin
LinkedIn
Luật Dân Việt

Luật Dân Việt

Luôn đồng hành và hỗ trợ tư vấn pháp lý tới mọi người !

Tin mới

Bài viết liên quan