Thế nào là bị mất năng lực hành vi dân sự?

Mất năng lực hành vi dân sự là một trong những mức độ của năng lực hành vi dân sự. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, Vanbanluat sẽ giải thích cụ thể: Bị mất năng lực hành vi dân sự là gì?

Bị mất năng lực hành vi dân sự là gì?

Khoản 1 Điều 22 Bộ luật Dân sự quy định về mất năng lực hành vi dân sự như sau:

1. Khi một người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần.

Như vậy, người bị mất năng lực hành vi dân sự là người không có năng lực hành vi dân sự do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi và có quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự của tòa án.

Ngoài ra, theo khoản 2 Điều 22, khi không còn căn cứ tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của chính người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định huỷ bỏ quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự.

mat-nang-luc-hanh-vi-dan-su

Giao dịch dân sự của người mất năng lực hành vi dân sự

Khoản 2 Điều 22 Bộ luật Dân sự quy định, giao dịch dân sự của người mất năng lực hành vi dân sự phải do người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện.

Trong một số trường hợp, giao dịch do người bị mất năng lực hành vi dân sự thực hiện có thể bị vô hiệu. Cụ thể, việc tuyên bố vô hiệu giao dịch dân sự do người bị mất năng lực hành vi dân sự thực hiện được quy định tại khoản 1 Điều 125 Bộ luật Dân sự quy định:

1. Khi giao dịch dân sự do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện thì theo yêu cầu của người đại diện của người đó, Tòa án tuyên bố giao dịch đó vô hiệu nếu theo quy định của pháp luật giao dịch này phải do người đại diện của họ xác lập, thực hiện hoặc đồng ý, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

Theo quy định trên, Tòa án sẽ tuyên bố vô hiệu hành vi dân sự của người bị mất năng lực hành vi dân sự theo yêu cầu của người đại diện theo pháp luật, trừ các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 125 như sau:

2. Giao dịch dân sự của người quy định tại khoản 1 Điều này không bị vô hiệu trong trường hợp sau đây:

a) Giao dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu hàng ngày của người đó;

b) Giao dịch dân sự chỉ làm phát sinh quyền hoặc chỉ miễn trừ nghĩa vụ cho người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự với người đã xác lập, thực hiện giao dịch với họ;

c) Giao dịch dân sự được người xác lập giao dịch thừa nhận hiệu lực sau khi đã thành niên hoặc sau khi khôi phục năng lực hành vi dân sự.

Như vậy, người mất năng lực hành vi dân sự thực hiện những giao dịch nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu hàng ngày; Giao dịch dân sự chỉ làm phát sinh quyền hoặc chỉ miễn trừ nghĩa vụ cho họ thì sẽ không bị vô hiệu.

Việc giám hộ người mất năng lực hành vi dân sự

Theo Điều 46 Bộ luật dân sự, người mất năng lực hành vi dân sự là một trong những đối tượng có người giám hộ.

Trong đó, người giám hộ là cá nhân, pháp nhân có thể được Ủy ban nhân dân cấp xã cử, được Tòa án chỉ định hoặc đã được người đó lựa chọn trước khi mất năng lực hành vi dân sự.

Để làm người giám hộ cho người mất năng lực hành vi dân sự, phải đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại Điều 49 Bộ luật Dân sự là:

– Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

– Có tư cách đạo đức tốt và các điều kiện cần thiết để thực hiện quyền, nghĩa vụ của người giám hộ;

– Không phải là người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc người bị kết án nhưng chưa được xoá án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tài sản của người khác;

– Không phải là người bị Tòa án tuyên bố hạn chế quyền đối với con chưa thành niên.

Trên đây là quy định về bị mất năng lực hành vi dân sự là gì? Nếu còn thắc mắc khác, bạn đọc vui lòng để lại câu hỏi tại đây.

Xem thêm:

Hiểu thế nào về nơi cư trú của người chưa thành niên?

Bảo lãnh là gì? Khi nào được miễn bảo lãnh nghĩa vụ?

Share:

Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on pinterest
Pinterest
Share on linkedin
LinkedIn
Luật Dân Việt

Luật Dân Việt

Luôn đồng hành và hỗ trợ tư vấn pháp lý tới mọi người !

Tin mới

Bài viết liên quan