Thay đổi người đại diện theo pháp luật có phải thông báo với cơ quan thuế không?

Theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2014 thì doanh nghiệp có thể thay đổi người đại diện theo pháp luật. Và  khi thay đổi người đại diện theo pháp luật thì doanh nghiệp phải thực hiện như thủ tục thay đổi thông tin đối với cơ quan nhà nước.

Luật Dân Việt sẽ tư vấn cho Qúy vị về thay đổi người đại diện theo pháp luật, và nghĩa vụ đối với cơ quan nhà nước và cả những quy định của pháp luật về người đại diện theo pháp luật.

Luật Doanh nghiệp 2014 có quy định cụ thể về số lượng người người đại diện, quyền  và nghĩa vụ người đại diện theo pháp luật của Doanh nghiệp. Từ đây cũng có xác định được nghĩa vụ của Doanh nghiệp khi thay đổi người đại diện theo pháp luật đối với nhà nước.

Người đại diện theo pháp luật là gì?

– Người đại diện theo pháp luật của pháp nhân là người đại diện cho doanh nghiệp trong các hoạt động giao dịch phát sinh, tư cách của doanh nghiệp trước Toà án, Trọng tài thương mại và các quyền và nghĩa vụ khác.

– Theo quy định của pháp luật Doanh nghiệp 2014 Công ty trách nhiệm hữu hạn (một thành viên hoặc hai thành viên), công ty cổ phần có thể có một hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật.

Số lượng, chức vụ, nghĩa vụ và quyền hạn của người đại diện theo pháp luật sẽ được quy định tại Điều lệ của công ty.

Đối với công ty hợp danh thì thành viên hợp danh sẽ đương người đại diện theo pháp luật . Tức là tất cả các thành viên hợp danh đều là người đại diện theo pháp luật của công ty.

– Trong trường hợp doanh nghiệp có nhiều người đại diện theo pháp luật, đảm bảo rằng có ít nhất một người lưu trú tại Việt Nam.

– Nếu doanh nghiệp có một người đại diện theo pháp luật đảm bảo rằng, người đó phải lưu trú tại Việt Nam, trong trường hợp xuất cảnh thì phải uỷ quyền cho người khác để thực hiện các quyền và nghĩa  vụ của mình đối với Doanh nghiệp.

Và nếu người đại diện uỷ quyền cho người khác thực hiện công việc của mình thì vẫn phải chịu trách nhiệm về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ với công ty đã uỷ quyền.

Trong trường hợp đã hết thời gian uỷ quyền mà người đại diện theo pháp luật vẫn chưa trở lại Việt Nam và không có uỷ quyền khác thì sẽ theo loại hình công ty giải quyết như sau:

+ Đối với công ty tư nhân thì người được uỷ quyền vẫn tiếp tục thực hiện công việc được uỷ quyền cho đến khi người đại diện theo pháp luật trở lại làm việc

+ Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh thì người được uỷ quyền vẫn tiếp tục thực hiện công việc cho đến khi người đại diện theo pháp luật quay trở lại làm việc hoặc các loại hình doanh nghiệp nêu trên thay đổi người đại diện theo pháp luật của công ty.

– Trong công ty chỉ có duy nhất một người đại diện theo pháp luật mà người này vắng mặt tại Việt Nam quá 30 ngày, nhưng không uỷ quyền cho người khác hoặc thuộc một trong những trường hợp mà không thể thực hiện được quyền và nghĩa vụ của mình thì Doanh nghiệp sẽ cử người khác làm người đại diện theo pháp luật

– Trong một số trường hợp pháp luật quy định thì người đại diện theo pháp luật có thể do Toà án chỉ định.

Quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật

Quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của Doanh nghiệp sẽ được quy định ở trong Điều lệ công ty.

Ngoài điều lệ công ty thì còn có thể xác định quyền và nghĩa vụ của người đại diện pháp luật của công ty thông qua chức vụ ví dụ nếu trong trường hợp công ty chỉ có duy nhất một người đại diện theo pháp luật, Thì quyền của người đại diện còn tuỳ thuộc vào chức vụ mà người đó đang nắm giữ.

Ví dụ tại: công ty cổ phần có duy nhất một người đại diện. theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2014 thì Chủ tịch Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc là người đại diện theo pháp  luật của công ty.

Từ đây thì sẽ xác định quyền và nghĩa vụ theo chức vụ của người đại diện trong công ty cổ phần được quy  định tại Luật Doanh nghiệp 2014.

Ngoài ra thì Luật Doanh nghiệp 2014 còn quy định về nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật như sau:

– Các quyền và nghĩa vụ phải được thực hiện một cách trung thực, cẩn trọng nhằm hướng đến lợi ích tốt nhất cho công ty

– Trong thời gian thực hiện các nghĩa vụ của mình phải trung thành với lợi ích của công ty, không dùng những thông tin, chức vụ  mà mình nắm giữ để tư lợi, hay cung cấp cho các tổ chức cơ quan khác không chính đáng

– Nếu vi phạm những điều trên mà gây ra thiệt hại cho công ty thì phải chịu trách nhiệm cá nhân với những thiệt hại đó.

Xem thêm:

Thủ Tục Thay Đổi Giám Đốc Công Ty Cổ Phần?

Thủ Tục Thay Đổi Địa Chỉ Công Ty Khác Tỉnh

Thay đổi người đại diện theo pháp luật có phải thông báo với cơ quan thuế không?

Theo quy định của Nghị định số 83/2013/NĐ- CP về việc thay đổi bổ sung thông tin đăng ký thuế.

Nếu trong trường hợp Doanh nghiệp có sự thay đổi về người đại diện theo pháp luật thì phải thông báo tới cơ quan thuế trong thời gian là 10 ngày bằng văn bản.

Theo quy định tại Thông tư 95/2016/TT – BTC thì hồ sơ thay đổi thông tin tới cơ quan thuế gồm: Tờ khai điều chỉnh thông tin đăng ký thuế, Bản sao của Giấy phép thành lập và hoạt động, Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận hoạt động đơn vị trực thuộc hoặc giấy phép tương đương đo các cơ quan có thẩm quyền nếu thông tin về đăng ký thuế trên đó có sự thay đổi.

Share:

Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on pinterest
Pinterest
Share on linkedin
LinkedIn
Luật Dân Việt

Luật Dân Việt

Luôn đồng hành và hỗ trợ tư vấn pháp lý tới mọi người !

Tin mới

Bài viết liên quan