Sản Phẩm Nào Khi Đi Đăng Ký Bản Quyền Bị Cấm?

Khi tìm hiểu quy định pháp luật để thực hiện đăng ký bản quyền, các các nhân, tổ chức có băn khoăn chung: sản phẩm nào khi đi đăng ký bản quyền bị cấm?

Pháp luật sở hữu trí tuệ hiện hành quy định khá chi tiết về các đối tượng được bảo hộ với tư cách tác phẩm.Quý vị sáng tạo, đầu tư vào việc sáng tạo ra một tài sản trí tuệ thường mong muốn được bảo hộ theo quy định pháp luật với các hình thức như tác phẩm, nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp, sáng chế,… Tuy nhiên, thực tế, không phải sản phẩm trí tuệ nào cũng được pháp luật sở hữu trí tuệ bảo hộ. Qua bài viết sau, Luật Dân Việt sẽ làm rõ vấn đề: “Sản phẩm nào khi đi đăng ký bản quyền bị cấm?”, mong rằng các cá nhân, tổ chức mong muốn đăng ký bản quyền qua đó đánh giá được khả năng bảo hộ cho tài sản trí tuệ mình đang có.

Thế nào là đăng ký bản quyền?

Bản quyền hay chính là quyền tác giả, theo đó, đăng ký bản quyền chính là đăng ký quyền tác giả. Để thực hiện đăng ký bản quyền, cá nhân, tổ chức chuẩn bị hồ sơ sau đây nộp tại Cục Bản quyền tác giả:

– 02 bản sao tác phẩm, tác phẩm có kích thước lớn thì thay thế bằng ảnh chụp không gian ba chiều;

– Văn bản ủy quyền, trường hợp tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả ủy quyền nộp hồ sơ;

– 02 Tờ khai đăng ký, thực hiện theo mẫu tại Thông tư số 08/2016/TT-BVHTTDL;

– Văn bản đồng ý của các đồng tác giả, nếu có;

– Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu, nếu có;

– Tài liệu khác như tài liệu chứng minh tư cách thụ hưởng quyền, làm rõ yêu cầu trong tờ khai,…

Về lý thuyết, quyền tác giả của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả được tự động hình thành, bảo hộ từ khi tác phẩm được định hình, tuy nhiên, thực tế để ghi nhận rõ ràng các nội dung về tác phẩm, tác giả, chủ sở hữu, cá nhân, tổ chức nên thực hiện đăng ký bản quyền để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả.

Sản phẩm nào khi đi đăng ký bản quyền bị cấm?

Pháp luật hiện hành không có quy định cụ thể về sản phẩm nào khi đi đăng ký bản quyền tác giả bị cấm. Tuy nhiên, thông qua các loại hình tác phẩm được bảo hộ, các điều kiện với tác phẩm mà các chủ thể có thể xác định tài sản trí tuệ của mình có thể đưa đi đăng ký hay không và có khả năng được bảo hộ hay không.

Thứ nhất, về các loại hình tác phẩm được bảo hộ:

Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009 quy định cụ thể về các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả tại Điều 14. Các loại hình tác phẩm khá đa dạng như: tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, bài giảng, bài phát biểu, tác phẩm âm nhạc, tác phẩm sân khấu, bản họa đồ, chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu,…

Các đối tượng gồm: tin tức thời sự thuần túy đưa tin, quy trình, hệ thống, phương pháp hoạt động, khái niệm, nguyên lý, số liệu, văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hành chính, văn bản khác thuộc lĩnh vực tư pháp và các bản dịch chính thức không thuộc phạm vi bảo hộ quyền tác giả.

Thứ hai, về các điều kiện bảo hộ với tác phầm

Tác phẩm dù được sáng tạo trên cơ sở ý tưởng của tổ chức, cá nhân nhưng nếu muốn được bảo hộ phải thể hiện hữu hình, tác phẩm phải là sáng tạo của cá nhân, tổ chức mà không phải do sao chép, đạo nhái.

Xem thêm:

Quy Trình Đăng Ký Mã Vạch Cho Sản Phẩm Gồm Mấy Bước?

Đăng Ký Mã Số Mã Vạch Cho Sản Phẩm Bằng Cách Nào?

Chi Phí Đăng Ký Mã Vạch Sản Phẩm Hàng Hóa Được Quy Định Ở Đâu?

Đăng ký bản quyền nhanh chóng thông qua Luật Dân Việt

Không chỉ có thắc mắc: Sản phẩm nào khi đi đăng ký bản quyền bị cấm?, thực tế các cá nhân, tổ chức có nhiều thắc mắc, băn khoăn khác về đăng ký bản quyền, do đó gây không ít trở ngại khi đăng ký bản quyền. Sử dụng dịch vụ đăng ký bản quyền của Luật Dân Việt sẽ giúp cho các cá nhân, tổ chức tiết kiệm được nhiều thời gian tiến hành thủ tục này, bởi chúng tôi có dịch vụ từ A-Z sẽ hỗ trợ cho khách hàng các khâu chuẩn bị, đăng ký, sau đăng ký với các nội dung:

Thứ nhất: Chuẩn bị: Chúng tôi sẽ:

– Tư vấn pháp luật để giải đáp kịp thời các thắc mắc có liên quan về tác phẩm, quyền tác giả, đồng thời đem đến cho khách hàng quy trinh đăng ký bản quyền cơ bản để Quý khách hàng hiểu được về cách thức chúng tôi thực hiện dịch vụ;

– Hướng dẫn khách hàng cung cấp thông tin về phạm vi bảo hộ mong muốn, tác phẩm, gửi các tài liệu đã có sẵn;

– Soạn hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, xác định các khoản phí, lệ phí theo quy định.

Thứ hai: Đăng ký: Luật Dân Việt sẽ:

– Nộp hồ sơ tại trụ sở chính Cục Bản quyền tác giả;

– Theo dõi tình trạng xử lý hồ sơ đã nộp;

– Xử lý các vướng mắc phát sinh trong quá trình đăng ký;

– Nhận kết quả và bàn giao cho khách hàng.

Thứ ba: Hậu đăng ký: Chúng tôi vẫn đồng hành cùng Quý khách trong việc thực hiện quyền tác giả của mình, nhận diện hành vi xâm phạm và xử lý theo quy định pháp luật, giải quyết tranh chấp với các chủ thể có liên quan đến quyền tác giả, tác phẩm đã đăng ký.

Share:

Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on pinterest
Pinterest
Share on linkedin
LinkedIn
Luật Dân Việt

Luật Dân Việt

Luôn đồng hành và hỗ trợ tư vấn pháp lý tới mọi người !

Tin mới

Bài viết liên quan