Quy Trình Xử Lý Vi Phạm Nhãn Hiệu Được Tiến Hành Như Thế Nào?

Quy trình xử lý vi phạm nhãn hiệu là các bước mà chủ sở hữu quyền đối với nhãn hiệu nên nắm được để có thể nhanh chóng bảo vệ nhãn hiệu của mình khi có những tình huống vi phạm xảy ra. Luật Dân Việt cung dịch vụ đầy đủ liên quan đến việc hỗ trợ và đại diện cho Quý khách hàng tiến hành xử lý hành vi xâm phạm quyền Sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu của các bên xâm phạm.

Quy trình xử lý vi phạm nhãn hiệu là một trong những quy trình xử lý vi phạm đối với các hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu bao gồm các bước sau:

Bản kết luật giám định sở hữu trí tuệ

Trước hết, cần phải hiểu rõ, giám định không phải là bước bắt buộc để tiến hành quy trình xử lý vi phạm nhãn hiệu. Tuy nhiên, kết luận giám định được coi là cơ sở, là nguồn chứng cứ có giá trị pháp lý để cơ quan có thẩm quyền nhanh chóng thực hiện xử phạt hành chính hoặc xử lý hình sự đối với các hành vi xâm phạm nhãn hiệu hàng hóa. Người có quyền trưng cầu giám định hoặc người có quyền yêu cầu giám định tiến hành thủ tục nộp đơn Giám định tại Viện Khoa học sở hữu trí tuệ.

Hồ sơ yêu cầu giám định bao gồm

– Văn bản yêu cầu giám định (Quyết định trưng cầu giám định hoặc Tờ khai yêu cầu giám định) bao gồm nội dung về: Chủ thể yêu cầu, đối tượng giám định, mục đích và nội dung yêu cầu… (Mẫu văn bản yêu cầu do Luật Dân Việt cung cấp);

– Giấy ủy quyền (nếu ủy quyền thực hiện công việc cho Luật Dân Việt);

– Bản sao chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu;

– Tài liệu chứng minh hành vi xâm phạm của bên bị nghi ngờ (Mẫu vật hoặc ảnh chụp vật phẩm, sản phẩm, hàng hóa, bao bì,… có chứa đối tượng yêu cầu giám định);

– Chứng từ nộp phí giám định;

Lưu ý: Thời gian giám định có thể được rút ngắn theo đề nghị của Người yêu cầu giám định. Theo đó, thời gian có thể kéo dài từ 6 – 30 ngày làm việc. Chi phí giám định (bao gồm phí dịch vụ và lệ phí chính thức): tùy theo vụ việc và thời gian yêu cầu giám định.

Quy trình xử lý vi phạm nhãn hiệu

Sau khi có bản kết luật giám định nhận được từ Viện khoa học Sở hữu trí tuệ kết luận đối tượng yêu cầu giám định có yếu tố xâm phạm quyền, chủ sở hữu quyền có thể tiến hành xử lý theo các hướng sau:

– Gửi thư khuyến cáo yêu cầu ngừng sử dụng sản phẩm, hàng hóa, bao bì… chứa yếu tố xâm phạm nhãn hiệu của chủ sở hữu.

– Gửi đơn yêu cầu cơ quan chức năng xử lý hành vi xâm phạm của bên vi phạm. Theo đó, tùy vào mức độ xâm phạm của bên vi phạm nhãn hiệu mà cơ quan có thẩm quyền có thể xử lý vi phạm nhãn hiệu (xử lý hành chính hoặc xử lý hình sự)

– Gửi đơn yêu cầu bồi thường vi phạm sở hữu trí tuệ tới Tòa án nhân dân có thẩm quyền trên cơ sở xác định thiệt hại, hành vi gây thiệt hại của bên vi phạm.

Như vậy, quy trình xử lý vi phạm nhãn hiệu có thể thực hiện theo nhu cầu của từng chủ sở hữu. Luật Dân Việt sẽ tiến hành cung cấp dịch vụ trên cơ sở lựa chọn của quý khách hàng.

Xem thêm:

Đăng Ký Mã Vạch Như Thế Nào Để Được Cấp Quyền Sử Dụng?

Công Bố Mỹ Phẩm Cục Quản Lý Dược Cần Chuẩn Bị Hồ Sơ Thế Nào?

Share:

Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on pinterest
Pinterest
Share on linkedin
LinkedIn
Luật Dân Việt

Luật Dân Việt

Luôn đồng hành và hỗ trợ tư vấn pháp lý tới mọi người !

Tin mới

Bài viết liên quan