Quy trình cấp giấy phép nhập khẩu tự động

Quy định về vấn đề nhập khẩu tự động đối với một số mặt hàng đã được ban hành từ năm 2008, tuy nhiên không phải doanh nghiệp nào cũng nắm được thủ tục, quy trình xin cấp giấy phép tự động.

Các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu cần lưu ý đến các thủ tục pháp lý có liên quan như cấp giấy phép nhập khẩu tự động. Chế độ cấp giấy phép nhập khẩu tự động áp dụng với một số mặt hàng. Luật Dân Việt tư vấn, giải đáp thắc mắc xoay quanh chê độ giấy phép này giúp Quý độc giả hiểu rõ hơn về thủ tục xin cấp giấy phép nhập khẩu.

I. Cơ sở pháp lý:

  1. Quyết định số 24/2008/QĐ-BCT ngày 01 tháng 8 năm 2008 về việc áp dụng chế độ cấp giấy phép nhập khẩu tự động đối với một số mặt hàng
  2. Thông tư số 17/2008/TT-BCT ngày 12 tháng 12 năm 2008 về việc Hướng dẫn thực hiện việc áp dụng chế độ cấp giấy phép nhập khẩu tự động đối với một số mặt hàng

II. Nơi nhận/trả hồ sơ:

  1. Trụ sở Bộ Công Thương: Số 54 Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hà Nội
  2. Trụ sở cơ quan đại diện của Bộ Công Thương: Số 45 Trần Cao Vân, Phường 6, Quận III, Thành phố Hồ Chí Minh.

III. Hồ sơ đăng ký giấy phép nhập khẩu tự động bao gồm:

  1. Đơn đăng ký nhập khẩu tự động: 02 bản theo mẫu tại Phụ lục số 02 ban hành kèm theo Thông tư số 17/2008/TT-BCT.
  2. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy phép kinh doanh: 01 bản sao (có dấu sao y bản chính của thương nhân).
  3. Hợp đồng nhập khẩu: 01 bản sao (có đóng dấu sao y bản chính của thương nhân).
  4. L/C hoặc chứng từ thanh toán hoặc xác nhận thanh toán qua ngân hàng (có kèm Giấy đề nghị xác nhận thanh toán qua ngân hàng) theo mẫu tại Phụ lục số 03 (A) và 03 (B): 01 bản sao (có đóng dấu sao y bản chính của thương nhân).
  5. Vận đơn hoặc chứng từ vận tải của lô hàng: 01 bản sao (có đóng dấu sao y bản chính của thương nhân).

Lệ phí: Miễn phí

IV. Quy trình xử lý:

  1. Thời gian cấp giấy phép: Giấy phép nhập khẩu tự động được cấp trong 05 ngày làm việc, kể từ ngày Bộ Công Thương nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ của thương nhân.
  2. Quy trình cấp giấy phép nhập khẩu tự động:

2.1 Văn phòng Bộ (Phòng Văn thư)

– Tiếp nhận hồ sơ của doanh nghiệp;

– Ghi số công văn đến;

– Chuyển công văn cho Vụ Xuất nhập khẩu.

2.2 Vụ Xuất nhập khẩu

– Văn thư Vụ Xuất nhập khẩu

+ Lập sổ công văn đến riêng và vào sổ; số và ngày công văn của doanh nghiệp, số và ngày công văn của Bộ Công Thương, Tên doanh nghiệp;

+ Phân giao công văn cho chuyên viên phụ trách;

– Chuyên viên phụ trách

+ Kiểm tra hồ sơ (thiếu, đủ, hợp lệ..);

+ Thông báo cho doanh nghiệp bằng văn bản bổ sung hồ sơ (nếu thiếu);

+ Báo cáo lãnh đạo Vụ ký xác nhận theo Phiếu xử lý hồ sơ (mẫu chung) sau khi kiểm tra thấy hợp lệ;

+ Lấy số giấy phép (xác nhận) tại Văn thư vụ;

+ Chuyển (Phòng) Văn thư Vụ Xuất nhập khẩu (Văn phòng Bộ) phát hành giấy phép;

+ Nhập dữ liệu của hồ sơ xin giấy phép vào máy tính.

Lưu ý:

– Tạm ngừng áp dụng chế độ cấp giấy phép nhập khẩu tự động đối với một số mặt hàng theo quy định tại Thông tư số 24/2010/TT-BCT của Bộ Công thương từ ngày 26/9/2012;

– Chế độ cấp giấy phép nhập khẩu tự động đối với một số mặt hàng phân bón không được áp dụng từ ngày 13/7/2017.

Tuy vậy, việc tìm hiểu về thủ tục xin cấp giấy phép nhập khẩu tự động vẫn được nhiều người quan tâm bởi chế độ cấp giấy phép tự động mới chỉ tạm ngưng.

Xem thêm:

Thủ tục xin giấy phép thành lập trung tâm ngoại ngữ

Giấy phép quảng cáo phòng khám chữa bệnh

Luật Dân Việt – hỗ trợ nhanh chóng các thủ tục về giấy phép

Không chỉ có những băn khoăn về giấy phép nhập khẩu tự động, thực tế, các doanh nghiệp còn thắc mắc về các thủ tục xin cấp các loại giấy phép khác như:

– Giấy phép công bố thực phẩm chức năng

– Giấy phép thông báo khuyến mại

– Giấy phép đăng ký khuyến mại

– Giấy phép công bố mỹ phẩm

– Giấy phép quảng cáo thực phẩm chức năng

– Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm

– Giấy phép bưu chính

– Giấy phép trang thông tin điện tử tổng hợp (ICP)

– Giấy phép cung cấp nội dung thông tin trên mạng Viễn thông di động

– Giấy phép cung cấp trò chơi điện tử trên mạng (Game G2,3,4)

– Đăng ký mã số mã vạch

– Giấy phép mạng xã hội trực tuyến

– Giấy phép sàn giao dịch thương mại điện tử

– Giấy phép quảng cáo mỹ phẩm,…

Bởi lẽ, để có thể thực hiện hoạt động thương mại hợp pháp, tránh bị xử phạt, trong quá trình vận hành, doanh nghiệp phải xin rất nhiều loại giấy phép khác nhau. Tuy nhiên, đa phần các doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam chưa có đội ngũ pháp chế chuyên trách để thực hiện các thủ tục xin cấp giấy phép trên, do đó, việc ủy quyền thực hiện thủ tục xin cấp giấy phép cho các đơn vị hỗ trợ pháp lý uy tín là giải pháp tối ưu, được nhiều doanh nghiệp lựa chọn.

Luật Dân Việt với tư cách tổ chức hỗ trợ pháp lý chuyên nghiệp, với hơn 10 kinh nghiệm trong lĩnh vực giấy phép doanh nghiệp, là địa chỉ tin cậy của hàng ngàn doanh nghiệp khi cần thực hiện thủ tục xin cấp giấy phép. Để đảm bảo lợi ích tối đa cho khách hàng, chúng tôi đã và đang triển khai dịch vụ trọn gói, hiệu quả với mức phí hợp lý và nhiều chương trình ưu đãi. Do đó, dịch vụ giấy phép của Luật Dân Việt luôn nhận được sự hài lòng tuyệt đối từ khách hàng.

Share:

Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on pinterest
Pinterest
Share on linkedin
LinkedIn
Luật Dân Việt

Luật Dân Việt

Luôn đồng hành và hỗ trợ tư vấn pháp lý tới mọi người !

Tin mới

Bài viết liên quan