Quy Định Về Giấy Phép Mạng Xã Hội Tại Việt Nam

Quy định về Giấy phép mạng xã hội được phân bố rải rác ở nhiều văn bản đòi hỏi Quý khách hàng phải có kỹ năng tìm kiếm, suy luận cũng như phân tích để có thể có hiểu biết sâu sắc về loại Giấy phép này.

Việc nắm được các quy định về giấy phép mạng xã hội ngoài việc sẽ giúp cho doanh nghiệp thực hiện đúng, đầy đủ các nghĩa vụ của mình mà còn loại trừ được việc bị cơ quan Nhà nước xử phạt. Tại bài viết này, Luật Dân Việt sẽ chia sẻ với Quý khách hàng một số thông tin để Quý khách hàng có cái nhìn khái quát nhất về vấn đề này.

Quy định về điều kiện chung để xin cấp giấy phép mạng xã hội

Hiện nay, điều kiện để doanh nghiệp được cấp Giấy phép mạng xã hội được quy định cụ thể tại 2 văn bản là Nghị định 72/2013/NĐ-CP quy định về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng và Nghị định 27/2018/NĐ-CP sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 72/2013/NĐ-CP quy định về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng. Theo đó, các điều kiện chung để xin cấp Giấy phép mạng xã hội bao gồm:

– Phải là tổ chức, doanh nghiệp được thành lập theo pháp Luật Việt Nam có chức năng, nhiệm vụ hoặc đăng ký kinh doanh ngành nghề phù hợp với dịch vụ và nội dung thông tin cung cấp;

– Có nhân sự quản lý đáp ứng các điều kiện về cư trú, về thông tin liên lạc…và các điều kiện khác theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông

– Có đủ khả năng tài chính, kỹ thuật, tổ chức, nhân sự phù hợp với quy mô hoạt động;

– Đã đăng ký tên miền sử dụng để thiết lập mạng xã hội.

Quy định về quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp thiết lập mạng xã hội

Điều 25 Nghị định 72/2013/NĐ-CP quy định quyền và nghĩa vụ của chủ thể này bao gồm:

Tổ chức, doanh nghiệp thiết lập mạng xã hội có quyền và nghĩa vụ sau đây:

–  Cung cấp dịch vụ mạng xã hội cho công cộng trừ các dịch vụ bị cấm theo quy định của pháp Luật;

–  Công khai thỏa thuận cung cấp và sử dụng dịch vụ mạng xã hội;

–  Có biện pháp bảo vệ bí mật thông tin riêng, thông tin cá nhân của người sử dụng; thông báo cho người sử dụng về quyền, trách nhiệm và các rủi ro khi lưu trữ, trao đổi và chia sẻ thông tin trên mạng;

–  Bảo đảm quyền quyết định của người sử dụng khi cho phép thông tin cá nhân của mình được cung cấp cho tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân khác;

–  Không được chủ động cung cấp thông tin công cộng có nội dung vi phạm quy định;

–  Phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền để loại bỏ hoặc ngăn chặn thông tin có nội dung vi phạm;

–  Cung cấp thông tin cá nhân và thông tin riêng của người sử dụng có liên quan đến hoạt động khủng bố, tội phạm, vi phạm pháp Luật khi có yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;

–  Có ít nhất 01 hệ thống máy chủ đặt tại Việt Nam đáp ứng việc thanh tra, kiểm tra, lưu trữ, cung cấp thông tin theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền và giải quyết khiếu nại của khách hàng đối với việc cung cấp dịch vụ theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông;

–  Thực hiện việc đăng ký, lưu trữ và quản lý thông tin cá nhân của người thiết lập trang thông tin điện tử cá nhân và người cung cấp thông tin khác trên mạng xã hội theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông.

Quy định về hành vi vi phạm và chế tài xử lý

Hành vi được coi là vi phạm:

Các hành vi sau đây liên quan đến Giấy phép mạng xã hội được coi là hành vi vi phạm pháp luật bao gồm:

– Thiết lập mạng xã hội nhưng không có giấy phép hoặc sử dụng giấy phép hết hạn;

– Không làm thủ tục đề nghị cấp lại khi giấy phép mạng xã hội đã bị mất hoặc bị hư hỏng;

– Thực hiện không đúng quy định trong giấy phép thiết lập mạng xã hội.

– Các hành vi khác quy định tại Điều 65, Nghị định 174/2013/NĐ-CP.

Chế tài:

Tùy từng hành vi mà chế tài xử lý cũng khác nhau, theo đó, khi vi phạm các quy định về Giấy phép mạng xã hội cũng như trách nhiệm của tổ chức cung cấp dịch vụ mạng xã hội, chủ thể vi phạm sẽ phải một hoặc nhiều trách nhiệm sau đây:

– Phạt tiền lên đến 100.000.000 đồng;

– Tịch thu phương tiện vi phạm;

– Tước quyền sử dụng Giấy phép từ 01 đến 03 tháng với hành vi vi phạm.

Xem thêm:

Công Bố Mỹ Phẩm Tại Kiên Giang Có Các Quy Định Ra Sao?

Làm Sao Để Được Cấp Phiếu Công Bố Mỹ Phẩm Đúng Quy Định?

Làm thế nào để nắm rõ các quy định về Giấy phép mạng xã hội?

Để nắm được toàn bộ các quy định về Giấy phép mạng xã hội (bao gồm các thông tin nêu trên, quy định về hồ sơ, thủ tục, thẩm quyền cấp mới, sửa đổi, bổ sung Giấy phép mạng xã hội), Quý khách hàng có nhiều kênh thông tin để tìm hiểu bao gồm:

– Tự tìm hiểu thông tin qua sách, báo, các văn bản Luật, Nghị định, Thông tư, qua nguồn internet;

– Nhận sự tư vấn từ các đơn vị tư vấn Luật mà điển hình là Luật Dân Việt.

Vì sao nên lựa chọn phương thức thứ 2? Đó là vì những tiện lợi mà nó mang lại, cụ thể là:

– Tiết kiệm thời gian;

– Luật Dân Việt sẽ cập nhật liên tục các quy định mới nhất, tổng hợp nhất để cung cấp đến Quý khách hàng vì chúng tôi thấu hiểu những khó khăn mà khách hàng gặp phải khi tự tìm hiểu và cập nhật văn bản;

– Không chỉ cung cấp quy định đơn thuần, Luật Dân Việt còn hỗ trợ giải thích, phân tích, đối chiếu quy định pháp luật và thực tiễn của Quý khách hàng để đưa ra phương án tối ưu nhất, đảm bảo quyền lợi tốt nhất cho khách hàng.

Ngoài ra, nếu khách hàng có nhu cầu thực hiện các thủ tục liên quan đến Giấy phép mạng xã hội, Luật Dân Việt nhận hỗ trợ trọn gói các dịch vụ này để Quý khách hàng không còn bất cứ băn khoăn, vướng mắc nào về mặt thủ tục.

Share:

Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on pinterest
Pinterest
Share on linkedin
LinkedIn
Luật Dân Việt

Luật Dân Việt

Luôn đồng hành và hỗ trợ tư vấn pháp lý tới mọi người !

Tin mới

Bài viết liên quan