Nhãn hiệu là gì? Đặc điểm của nhãn hiệu?

Việc xác định một nhãn hiệu có trùng hay không, sẽ không xem xét là bản sao chép y nguyên mà phải xác định tính tương tự tới mức gây nhầm lẫn giữa các loại nhãn hiệu với nhau.

Hiện nay để phân biệt hàng hoá dịch vụ của chủ thể này với chủ thể khác thì chủ yếu sẽ thông qua nhãn hiệu. Nhãn hiệu càng nổi tiếng thì càng chứng tỏ mức độ phổ biến của hàng hoá, sản phẩm càng phổ biến.

Nhưng bên cạnh đó, các chủ thể cũng phải đối mặt với những đơn vị làm giả hay sử dụng tương đương nhãn hiệu của mình. Chính vì vậy các chủ thể sở hữu nhãn hiệu và dịch vụ cần đăng ký bảo hộ thương hiệu.

Trong bài viết này Công ty Luật Dân Việt sẽ tư vấn tới Quí vị những thông tin cần thiết về  Nhãn hiệu là gì? Đặc điểm của nhãn hiệu?.

Nhãn hiệu là gì?

Theo quy định tại Luật sở hữu trí tuệ hiện hành, Nhãn hiệu  là một trong những dấu hiệu để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của tổ chức này với tổ chức khác.

Nhãn hiệu được dựa trên những đặc điểm được Luật sở hữu trí tuệ quy định, về hình vẽ, chữ cái, màu sắc và cả là khả năng phân biệt đối với các nhãn hiệu đã có trước đó.

Ngoài nhãn hiệu thông thường, Luật còn quy định 4 loại như sau: Nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu liên kết, nhãn hiệu nổi tiếng.

Đặc điểm của nhãn hiệu?

– Nhãn hiệu có thể nhìn thấy được, có những dấu hiệu nhất định để phân biệt với nhãn hiệu của chủ sở hữu khác đã đăng ký.

Đầu tiên nhãn hiệu phải có thể nhìn thấy được, hay còn gọi là “tri giác” được. Từ đây nhãn hiệu phải được thể hiện qua các dấu hiệu chữ cái, hình vẽ, hình ảnh ba chiều hoặc kết hợp yếu tố chữ cái, từ ngữ hình ảnh và nó được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc khác nhau.

Yếu tố màu sắc là không thể thiếu được đối với nhãn hiểu bởi những ưu điểm gây ấn tượng với thị giác  của con người, qua đó giúp được cho nhãn hiệu thực hiện được chức năng phân biệt của mình.

– Có khả năng phân biệt được với nhãn hiệu khác đã được đăng ký.

Ngoài ra từng loại nhãn hiệu sẽ có những đặc điểm riêng biệt sau

– Đối với nhãn hiệu dùng cho hàng hoá: Nhãn hiệu dùng cho hàng hoá có thể được gắn ngay trên chính hàng hoá hay trên bao bì của hàng hoá đó. Các hàng hoá đang lưu thông trên thị trường hiện nay chủ yếu là sản phẩm của lao động còn những hàng hoá có nguồn gốc tự nhiên thì  không nhiều

– Đối với nhãn hiệu dùng có dịch vụ: Nhãn hiệu dịch vụ thường gắn trên các bảng hiệu dịch vụ để người có nhu cầu hưởng thụ dịch vụ đó có thể dễ dàng nhận biết. Trong điều kiện đời sống kinh tế vật chất ngày càng được nâng cao như hiện nay thì các loại hình dịch vụ ngày càng trở nên phong phú, về cả số lượng, chất lượng và mức độ cạnh tranh giữa các loại dịch vụ với nhau.

– Đối với nhãn hiệu tập thể:  Nhãn hiệu tập thể để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các thành viên trong một tổ chức với các hàng hoá dịch vụ của cá nhân, thành viên tổ chức khác. Nhiều chủ thể có quyền sử dụng một nhãn hiệu nhưng khi một tập  thể sử dụng nhãn hiệu  nhân danh tập thể thì nhãn hiệu này không được coi là nhãn hiệu tập thể mà sẽ chỉ là nhãn hiệu bình thường vì nhãn hiệu này chỉ do một chủ thể sử dụng.

– Đối với nhãn hiệu chứng nhận: Chủ sở hữu nhãn hiệu chứng nhận có nghĩa vụ tuân thủ các quy định của quy chế sử dụng nhãn hiệu trong quá trình chứng nhận hàng hoá, dịch vụ tiêu chuẩn mang nhãn hiệu và có nghĩa vụ kiểm soát sự tuân thủ quy  chế sử dụng nhãn hiệu của các cá nhân tổ chức có quyền sử dụng chứng nhận.

– Đối với nhãn hiệu liên kết: Nhãn hiệu liên kết tạo ra sự yên tâm cho người dùng khi lựa chọn sản phẩm hay dịch vụ mới bởi họ biết được về nguồn gốc xuất xứ hay mối liên kết với các sản phẩm hay dịch vụ mà họ đã dùng trước đây.

– Đối với nhãn hiệu nổi tiếng: Quy định về nhãn hiệu nổi tiếng không phải do doanh nghiệp tự xác lập như các loại nhãn hiệu thông thường, mà được xác lập thông qua thủ tục công nhận của cơ quan nhà nước thẩm quyền.

Xem thêm:

Quy Trình Đăng Ký Bảo Hộ Nhãn Hiệu Chuẩn Chỉnh Mới Nhất

Hướng dẫn Đăng ký bảo hộ logo công ty

Điều kiện đăng ký nhãn hiệu như thế nào?

Để có thể đăng ký Nhãn hiệu, nhãn hiệu phải đáp ứng các điều kiện sau:

– Điều kiện thứ nhất, là các dấu hiệu có thể nhìn thấy và sẽ được xem xét dưới dáng như chữ cái, từ ngữ, hình ảnh, hình vẽ kể cả ba chiều hoặc sự kết hợp của những yếu tố đó và được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc.

– Điều kiện thứ hai, là nhãn hiệu này có khả năng phân biệt với hàng hoá, dịch vụ với nhãn hiệu hàng hoá, dịch vụ của chủ sở hữu khác đã đăng ký

Nhãn hiệu bị coi là không có khả năng phân biệt nếu nhãn hiệu đó là dấu hiệu thuộc một trong các trường hợp sau: Các hình và hình học đơn giản không có khả năng phân biệt và gây ấn tượng cho thị giác. Các chữ số, chữ cái không thông dụng….

Ngoại lệ được áp dụng trong trường hợp này là nhãn hiệu đã được sử dụng và thừa nhận một cách rộng rãi với danh nghĩa một  nhãn hiệu.

Việc xác định một nhãn hiệu có trùng hay không, sẽ không xem xét là bản sao chép y nguyên mà phải xác định tính tương tự tới mức gây nhầm lẫn giữa các loại nhãn hiệu với nhau.

Share:

Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on pinterest
Pinterest
Share on linkedin
LinkedIn
Luật Dân Việt

Luật Dân Việt

Luôn đồng hành và hỗ trợ tư vấn pháp lý tới mọi người !

Tin mới

Bài viết liên quan