Miễn thị thực là gì? Trường hợp nào được miễn thị thực tại Việt Nam?

Trong xuất nhập cảnh thường hay nhắc đến cụm từ “miễn thị thực”. Nhiều trường hợp người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam được miễn thị thực, ngược lại người Việt Nam đi đến một số nước khác cũng như vậy. Có thể hiểu miễn thị thực là gì?

Miễn thị thực là gì?

Miễn thị thực (còn được gọi là miễn Visa) có thể hiểu là việc một quốc gia cho công nhân nước khác nhập cảnh vào nước mình trong khoảng thời gian nhất định mà không phải xin thị thực (visa), cũng như không phải làm các thủ tục, đóng các lệ phí liên quan đến xuất nhập cảnh.

Việt Nam miễn visa thị thực cho công dân một số nước với các hình thức chủ yếu như: Miễn visa thị thực theo hiệp định song phương (Có qua có lại); Miễn thị thực đơn phương (Chỉ đơn phương phía Việt Nam miễn thị thực Visa), miễn thị thực cho thành viên tổ bay.

Ngoài ra, còn có miễn thị thực 5 năm là hình thức có thời gian dài nhất mà Chính phủ Việt Nam ưu tiên cho:

– Người nước ngoài có nguồn gốc Việt Nam

– Người có quan hệ hôn nhân, huyết thống với công dân Việt Nam không phân biệt quốc gia.

Người được hưởng hình thức miễn thị thực này khi nhập cảnh vào Việt Nam được miễn Visa 90 ngày/lần trong thời hạn 5 năm.

Hết thời hạn 5 năm có quyền xin cấp mới Giấy miễn thị thực.

mien thi thuc la gi
Người được miễn thị thực không phải làm các thủ tục, đóng lệ phí liên quan đến xuất nhập cảnh. Ảnh minh họa.

Các trường hợp người nước ngoài được miễn thị thực là gì?

Từ ngày 01/7/2020, Việt Nam miễn thị thực cho các trường hợp người nước ngoài:

1. Theo điều ước quốc tế có Việt Nam là thành viên.

2. Sử dụng thẻ thường trú, thẻ tạm trú theo quy định

3. Vào khu kinh tế cửa khẩu, đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt.

4.Vào khu kinh tế ven biển do Chính phủ quyết định khi đáp ứng đủ các điều kiện: có sân bay quốc tế, có không gian riêng biệt; có ranh giới địa lý xác định, cách biệt với đất liền; phù hợp với chính sách phát triển kinh tế – xã hội và không làm phương hại đến quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội của Việt Nam.

5. Các trường hợp quy định tại Điều 13 Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam, sửa đổi năm 2019. Cụ thể, đơn phương miễn thị thực cho công dân của một nước nếu đủ các điều kiện:

– Có quan hệ ngoại giao với Việt Nam;

– Phù hợp với chính sách phát triển kinh tế – xã hội và đối ngoại của Việt Nam trong từng thời kỳ;

– Không làm phương hại đến quốc phòng, an ninh và trật tự, an toàn xã hội của Việt Nam.

– Người Việt Nam định cư ở nước ngoài có hộ chiếu/giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp và người nước ngoài là vợ, chồng, con của họ; người nước ngoài là vợ, chồng, con của công dân Việt Nam được miễn thị thực theo quy định của Chính phủ.

6.Các trường hợp đơn phương miễn thị thực (thời hạn cao nhất là 05 năm, được xem xét gia hạn).

Công dân Việt Nam được miễn thị thực ở các quốc gia nào?

(Áp dụng đối với công dân Việt Nam có hộ chiếu phổ thông)

Hiện nay công dân Việt Nam được miễn thị thực với các quốc gia:

1. Ấn Độ nếu đi kinh doanh hoặc công vụ có điều kiện

2. Trung Quốc: nếu đi việc công, áp dụng đối với vợ hoặc chồng, con chưa đến tuổi thành niên cùng đi dùng chung một trong 3 loại hộ chiếu gồm hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ và hộ chiếu phổ thông.

3. Mông Cổ: cho người Việt Nam nhập cảnh theo thư mời của thành viên cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự và được cơ quan đại diện liên quan xác nhận;

4. Băng-la-đét: đối với con dưới 18 tuổi của thành viên cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự

5. Cuba: đối với người đi công vụ

Ngoài ra, công dân Việt Nam có hộ chiếu phổ thông còn được miễn thị thực ở các nước như Campuchia, Thái Lan, Lào, Singapore, Philippines, Đài Loan, Panama…

Trên đây là giải đáp về miễn thị thực là gì? Nếu còn vướng mắc, bạn đọc có thể gửi thêm câu hỏi để Luật Dân Việt hỗ trợ nhanh nhất.

Xem thêm:

Tạm giữ là gì? 

Tạm đình chỉ điều tra là gì?

Share:

Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on pinterest
Pinterest
Share on linkedin
LinkedIn
Luật Dân Việt

Luật Dân Việt

Luôn đồng hành và hỗ trợ tư vấn pháp lý tới mọi người !

Tin mới

Bài viết liên quan