Mạng Xã Hội Trực Tuyến Là Gì? Khi Nào Phải Xin Giấy Phép?

Mạng xã hội trực tuyến là gì? – Câu hỏi được rất nhiều tổ chức, doanh nghiệp quan tâm trong thời gian gần đây, khi internet phát triển vô cùng mạnh mẽ. Để giúp mọi người giải đáp câu hỏi trên, Luật Dân Việt đã biên soạn bài viết dưới đây với những nội dung vô cùng chặt chẽ.

Với sự phát triển của công nghệ thông tin, con người không chỉ dừng lại ở việc giao tiếp, trao đổi với nhau trực tiếp mà còn gián tiếp thông qua: Facebook, Zalo, Viber hoặc các trang mạng xã hội khác. Nhưng trên thực tế để các trang mạng xã hội này được hoạt động hợp pháp, buộc chủ sở hữu hoặc người sáng lập phải tiến hành xin cấp giấy phép mạng xã hội tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Tuy nhiên, để hiểu được đầy đủ về quy trình xin cấp giấy phép này, trước tiên mọi người cần phải hiểu mạng xã hội trực tuyến là gì?

Mạng xã hội trực tuyến là gì?

Mạng xã hội có sự lan truyền lớn, gây ảnh hưởng tới việc tiếp nhận thông tin của người đọc. Theo đó mà nhằm kiểm soát thông tin một cách có hệ thống, tránh các hành vi vi phạm pháp luật, lạm dụng mạng xã hội để tuyên truyền, phản ánh chống phá nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, pháp luật đưa những chế định cụ thể về mạng xã hội. Cụ thể, Khoản 22 Điều 3 Nghị định 72/2013/NĐ-CP về quản lý cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng quy định như sau:

“Mạng xã hội (social network) là hệ thống thông tin cung cấp cho cộng đồng người sử dụng mạng các dịch vụ lưu trữ, cung cấp, sử dụng, tìm kiếm, chia sẻ và trao đổi thông tin với nhau, bao gồm dịch vụ tạo trang thông tin điện tử cá nhân, diễn đàn (forum), trò chuyện (chat) trực tuyến, chia sẻ âm thanh, hình ảnh và các hình thức dịch vụ tương tự khác.”

Như vậy, khái niệm mạng xã hội trực tuyến là gì đã được Luật Dân Việt giải thích tương đối rõ dựa trên cơ sở là văn bản pháp luật do nhà nước Việt Nam ban hành.

Mục đích của việc thiết lập mạng xã hội trực tuyến?

Mỗi một phần mềm, mỗi một ứng dụng ra đời đều có những mục đích nhất định, tương tự như thế mạng xã hội trực tuyến cũng có một số mục đích sau:

– Thứ nhất, mạng xã hội trực tuyến nhằm tạo ra diễn đàn là nơi người dùng internet có thể chia sẻ thông tin, kiến thức bổ ích tương ứng với các nội dung phù hợp, tạo ra một sân chơi lành mạnh, văn minh và hiện đại cho cộng đồng mạng Việt Nam khi tham gia mạng xã hội;

– Thứ hai, mạng xã hội nhằm kết nối các thành viên cùng sở thích trên internet với nhiều mục đích khác nhau, không phân biệt không gian và thời gian. Mạng xã hội mang những tính năng như: kết nối bạn bè hay quan hệ công việc, trò truyện, gửi thư điện tử, chia sẻ thông tin;

– Thứ ba, mạng xã hội nhằm trao đổi thông tin và đăng tải thông tin lên trang web để cùng nhau tham gia, bình luận và trao đổi;

– Thứ tư, mạng xã hội nhằm kết nối cư dân mạng liên kết với nhau và trở thành một phần tất yếu mỗi ngày cho hàng trăm triệu thành viên khắp thế giới;

– Thứ năm, mạng xã hội nhằm giao tiếp, quan hệ xã hội cho người sử dụng internet đồng thời nhằm quảng bá và quảng cáo sản phẩm cho doanh nghiệp với người dùng internet.

Có những văn bản pháp luật nào quy định về mạng xã hội trực tuyến?

Hiện nay, với hệ thống văn bản pháp luật của Việt Nam điều chỉnh tất cả các vấn đề của đời sống xã hội thì mạng xã hội trực tuyến cũng không nằm ngoài các quy phạm pháp luật. Các văn bản pháp luật có đề cập đến khái niệm mạng xã hội trực tuyến là gì và những vấn đề liên quan (quy trình, thủ tục, hồ sơ…) gồm:

– Luật Viễn thông năm 2009;

– Nghị định 72/2013/NĐ-CP ban hành ngày 15/07/2013 về quản lý cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng;

– Nghị định 27/2018/NĐ-CP ban hành ngày 01/03/2018 sửa đổi bổ sung Nghị định 72/2013/NĐ-CP về quản lý cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng;

– Thông tư 09/2014/TT-BTTTT ngày 19 tháng 08 năm 2014 quy định chi tiết về hoạt động quản lý, cung cấp, sử dụng thông tin trên trang thông tin điện tử và mạng xã hội;

– Nghị định 174/2013/NĐ-CP ban hành ngày 13 tháng 11 năm 2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính viễn thông, công nghệ thông tin và tần số vô tuyến.

Hệ thống các văn bản nêu trên không chỉ quy định về trình tự thủ tục thực hiện việc cấp giấy phép mạng xã hội trực tuyến mà còn có những chế tài quy định về việc xử phạt vi phạm hành chính khi cá nhân, tổ chức thiết lập mạng xã hội không thực hiện thủ tục hành chính xin cấp giấy phép. Từ đó cho thấy việc xin giấy phép mạng xã hội là nghĩa vụ buộc tổ chức, cá nhân thiết lập mạng xã hội phải có giấy phép khi hoạt động trang mạng xã hội trực tuyến.

Xem thêm:

Khi Nào Cần Xin Giấy Phép Quảng Cáo Theo Quy Định Pháp Luật?

Giấy Phép Website Khuyến Mại Trực Tuyến Nhanh Chóng Và Chính Xác

Quyền Lợi Khi Công Bố Mỹ Phẩm Như Thế Nào?

Có nên sử dụng dịch vụ giấy phép mạng xã hội trực tuyến của Luật Dân Việt không?

Dịch vụ, một ngành nghề mang tính chất vô hình, nên sẽ không có một thước đo chính xác nào để đánh giá về chất lượng dịch vụ. Là một đơn vị cung cấp dịch vụ pháp lý nói chung, dịch vụ xin giấy phép mạng xã hội nói riêng Luật Dân Việt được người sử dụng dịch vụ đánh giá “cung cấp dịch vụ vàng”.

Dịch vụ vàng theo cách nói của người sử dụng là chất lượng dịch vụ hàng đầu, với kinh nghiệm xin giấy phép cho hàng trăm đơn vị lớn nhỏ trên cả nước, cùng với chi phí ổn định, phù hợp. Từ đó, khách hàng đến với Luật Dân Việt đều là những khách hàng tự nhiên, những khách hàng cũ quay lại hoặc những khách hàng được bạn bè, người thân giới thiệu tới Luật Dân Việt.

Chúng tôi luôn đảm bảo tối đa hóa lợi ích của khách hàng, tư vấn nhiệt tình, tận tâm. Khách hàng băn khoăn không hiểu rõ mạng xã hội trực tuyến là gì hoặc có nhu cầu xin cấp giấy phép mạng xã hội trực tuyến có thể liên hệ trực tiếp tới Công ty Luật Dân Việt theo hotline công bố trên website.

Quý vị có thể tham khảo mục Tư vấn giấy phép hoặc Dịch vụ giấy phép về những nội dung có liên quan đến bài viết trên như sau:

Câu hỏi: Xử phạt với hành vi vi phạm quy định về giấy phép mạng xã hội thế nào?

Gửi Luật Dân Việt, tôi có một vài thắc mắc mong được các Luật sư trong công ty tư vấn, làm rõ. Đó là: Công ty tôi hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ viễn thông và có kế hoạch thiết lập mạng xã hội, cho đi vào hoạt động. Trong quá trình tìm hiểu về mạng xã hội theo quy định pháp luật, tôi được biết phải xin giấy phép mạng xã hội. Vậy nếu không xin giấy phép thiết lập mạng xã hội có bị phạt không? Nếu trong quá trình sử dụng giấy phép mạng xã hội mà bị mất thì có bị phạt không? Xin cảm ơn!

Trả lời:

Cảm ơn bạn và Quý công ty đã tin tưởng, gửi câu hỏi về hòm thư tuvanluatdanviet@gmail.com. Với các câu hỏi trên, chúng tôi xin được trả lời như sau:

Dịch vụ mạng xã hội là dịch vụ kinh doanh có điều kiện, đòi hỏi doanh nghiệp phải đáp ứng các quy định pháp luật trước khi đi vào hoạt động cung cấp dịch vụ. Để phần nào kiểm soát hoạt động của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ mạng xã hội, pháp luật hiện hành quy định nghĩa vụ xin cấp giấy phép thiết lập mạng xã hội. Do đây là nghĩa vụ, tức là việc bắt buộc phải làm nên kèm theo đó là các chế tài có liên quan đến giấy phép thiết lập mạng xã hội. Cụ thể, về hai nội dung bạn hỏi:

Thứ nhất, về hành vi không xin giấy phép thiết lập mạng xã hội:

Theo quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều 63 Nghị định số 174/2013/NĐ-CP của Chính phủ ngày 13 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ Quy định xử phạt trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin và tần số vô tuyến điện thì:

” 3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi thiết lập mạng xã hội nhưng không có giấy phép hoặc sử dụng giấy phép hết hạn.

  1. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tịch thu phương tiện vi phạm đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều này.”

Do đó, nếu thiết lập mạng xã hội mà không xin giấy phép thiết lập mạng xã hội có thể bị phạt tiền lên đến 30.000.000 đồng, ngoài ra bị tịch thu phương tiện vi phạm. Do đó, nếu Quý công ty đang có kế hoạch thiết lập mạng xã hội cần lưu ý đến các quy định pháp luật về điều kiện, thủ tục xin giấy phép thiết lập mạng xã hội để đảm bảo hoạt động hợp pháp, tránh bị xử phạt, đồng thời tránh việc tổn hại về uy tín của công ty.

Thứ hai, về việc mất giấy phép thiết lập mạng xã hội trong quá trình sử dụng:

Theo quy định tại Nghị định số 174/2013/NĐ-CP, doanh nghiệp bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu không làm thủ tục đề nghị cấp lại giấy phép mạng xã hội khi bị mất hoặc hư hỏng. Do đó, pháp luật không quy định xử phạt nếu bị mất giấy phép mạng xã hội mà quy định xử phạt với hành vi không làm thủ tục đề nghị cấp lại. Vì vậy, nếu trong quá trình sử dụng giấy phép mạng xã hội, doanh nghiệp bạn bị mất giấy phép này thì có thể đề nghị cấp lại tại cơ quan đã cấp trước đó. Văn bản đề nghị cấp lại nêu rõ số giấy phép, ngày cấp của giấy phép đã cấp và lý do đề nghị cấp lại. Trong thời hạn 10 ngày (ngày làm việc) kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, cơ quan cấp giấy phép xem xét, cấp lại giấy phép cho doanh nghiệp, nếu từ chối cấp có văn bản trả lời nêu rõ lý do.

Share:

Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on pinterest
Pinterest
Share on linkedin
LinkedIn
Luật Dân Việt

Luật Dân Việt

Luôn đồng hành và hỗ trợ tư vấn pháp lý tới mọi người !

Tin mới

Bài viết liên quan