Ly hôn đơn phương là gì? Khi nào được ly hôn đơn phương?

Ly hôn đơn phương diễn ra khá phổ biến, có thể hiểu ly hôn đơn phương là việc tòa án giải quyết vụ việc ly hôn theo yêu cầu của một bên. Như vậy, hiện nay có thể ly hôn đơn phương trong những trường hợp nào?

Ly hôn đơn phương là gì?

Theo quy định tại Luật Hôn nhân và gia đình thì, ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án.

Còn ly hôn đơn phương có thể hiểu là ly hôn theo yêu cầu của một bên, được quy định tại Điều 56, Luật Hôn nhân và gia đình. Cụ thể:

1. Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.

2. Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.

3. Trong trường hợp có yêu cầu ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật này thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia.

Như vậy, khi có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ chồng làm ảnh hưởng đến tính mạng, tinh thần, sức khỏe…; vợ/chồng bị tuyên bố mất tích thì có thể yêu cầu ly hôn đơn phương.

Xem thêm:

Ly hôn là gì?

Cấm cư trú là gì? 

Ai được yêu cầu ly hôn đơn phương?

Tại Điều 51, Luật Hôn nhân và gia đình:

– Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.

– Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.

Theo quy định trên thì vợ hoặc chồng; cha, mẹ, người thân thích khác đều có thể yêu cầu ly hôn đơn phương nếu có các căn cứ theo quy định trên.

Thế nhưng, cũng giống với ly hôn thuận tình, người chồng không có quyền yêu cầu ly hôn đơn phương trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

Thụ lý đơn yêu cầu ly hôn đơn phương

Theo quy định tại Điều 53 Luật Hôn nhân và gia đình, tòa án thụ lý đơn yêu cầu ly hôn đơn phương theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.

Trong trường hợp không đăng ký kết hôn mà có yêu cầu ly hôn đơn phương thì Tòa án thụ lý và tuyên bố không công nhận quan hệ vợ chồng theo quy định.

Trên đây là giải đáp về Ly hôn đơn phương là gì? Khi nào được ly hôn đơn phương? Nếu còn băn khoăn, bạn vui lòng gửi câu hỏi cho Luật Dân Việt để được hỗ trợ.

Share:

Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on pinterest
Pinterest
Share on linkedin
LinkedIn
Luật Dân Việt

Luật Dân Việt

Luôn đồng hành và hỗ trợ tư vấn pháp lý tới mọi người !

Tin mới

Bài viết liên quan