Luật Đăng Ký Bản Quyền Sáng Chế Như Thế Nào ?

Không ít chủ sở hữu sáng chế hiện nay đang băn khoăn tại Việt Nam luật đăng ký bản quyền sáng chế quy định như thế nào?

Những điều luật đăng ký bản quyền sáng chế hiện hành được quy định tương đối chi tiết và rõ ràng, tạo điều kiện cho mọi chủ thể trong xã hội được bảo hộ quyền sáng chế sản phẩm hoặc quy trình sản xuất.

Để ngăn chặn tình trạng những thành phần khác ngang nhiên ăn cắp sản phẩm, quy trình công nghệ do tự mình đầu tư nghiên cứu, chủ sở hữu sáng chế hoàn toàn có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước cấp văn bằng bảo hộ cho mình bằng cách đăng ký bản quyền sáng chế tại Cục Sở hữu trí tuệ. Vậy luật đăng ký bản quyền sáng chế được quy định như thế nào? Trong phạm vi bài viết, chúng tôi xin nêu lên một số những quy định của pháp luật về vấn đề này.

Điều kiện để đăng ký bản quyền sáng chế?

Theo quy định pháp luật đăng ký sáng chế, một sáng chế được đăng ký bản quyền chỉ khi sáng chế đó đáp ứng được những điều kiện sau đây:

Có tính mới: chưa bị bộc lộ công khai dưới mọi hình thức ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn đăng ký sáng chế hoặc trước ngày ưu tiên (trong trường hợp đơn đăng ký sáng chế được hưởng quyền ưu tiên).

Có trình độ sáng tạo: căn cứ vào các giải pháp kỹ thuật đã được bộc lộ công khai các hình thức ở trong nước hay ở nước ngoài trước ngày nộp đơn hoặc trước ngày ưu tiên của đơn đăng ký sáng chế ( nếu đơn đăng ký sáng chế được hưởng quyền ưu tiên), sáng chế đó là một bước tiến sáng tạo và không thể được tạo ra một cách dễ dàng đối với người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực kỹ thuật tương ứng.

Có khả năng áp dụng công nghiệp: có thể thực hiện được vào việc chế tạo, sản xuất hàng loạt sản phẩm hay áp dụng lặp đi lặp lại quy trình là nội dung của sáng chế và đem đến kết quả ổn định.

Ai là người có quyền đăng ký bản quyền sáng chế

Tác giả tạo ra sáng chế bằng chính công sức và chi phí của mình;

Tổ chức, cá nhân đầu tư kinh phí, phương tiện vật chất cho tác giả dưới hình thức giao việc, thuê việc, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác và thỏa thuận đó không trái với quy định của pháp luật;

Tổ chức, cá nhân cùng nhau tạo ra hoặc đầu tư để tạo ra sáng chế thì các tổ chức, cá nhân đó đều có quyền đăng ký và quyền đăng ký đó chỉ được thực hiện nếu được tất cả các tổ chức, cá nhân đó đồng ý.

Thủ tục đăng ký bản quyền sáng chế

Khi có nhu cầu đăng ký bản quyền sáng chế, chủ sở hữu sáng chế phải chuẩn bị những giấy tờ sau để nộp lên Cục Sở hữu trí tuệ:

Thứ nhất: Tờ khai đăng ký sáng chế theo mẫu;

Thứ hai: Tài liệu mô tả sáng chế: hình ảnh, mô tả bằng văn bản,…;

Thứ ba: Chứng từ về lệ phí đăng ký bảo hộ sáng chế;

Thứ tư: Văn bản ủy quyền cho cơ quan, tổ chức đại diện tiến hành thực hiện thủ tục đăng ký bản quyền sáng chế và một số tài liệu có liên quan trong trường hợp cụ thể.

Xem thêm:

Đăng Ký Mã Vạch Bàn Chải Đánh Răng Có Cách Thức Thế Nào?

Đăng Ký Mã Vạch Cà Phê Có Thủ Tục, Hồ Sơ Như Thế Nào?

Luật Dân Việt cung cấp các dịch vụ đăng ký bản quyền sáng chế

Nếu bạn đang có bất kỳ thắc mắc nào về luật đăng ký bản quyền sáng chế, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tháo gỡ vướng mắc và giải đáp kịp thời. Chúng tôi tin rằng mọi sáng chế của bất kể một cá nhân, tổ chức nào cũng cần phải được trân trọng và bảo vệ, không một ai có quyền xâm phạm đối với sáng chế ấy. Mọi sáng chế phải được bảo hộ độc quyền bằng sức mạnh của nhà nước, của pháp luật. Vì vậy, khi đăng ký bản quyền sáng chế, Qúy vị nên lựa chọn một tổ chức uy tín, chuyên sâu về lĩnh vực sở hữu trí tuệ để quyền lợi của Qúy vị được bảo đảm tốt nhất.

Công ty Luật Dân Việt với đội ngũ luật sư lành nghề, am hiểu pháp luật, tận tụy với công việc và khách hàng chắc chắn sẽ là một lựa chọn tuyệt vời cho Qúy vị khi quyết định thực hiện đăng ký bản quyền sáng chế.

Share:

Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on pinterest
Pinterest
Share on linkedin
LinkedIn
Luật Dân Việt

Luật Dân Việt

Luôn đồng hành và hỗ trợ tư vấn pháp lý tới mọi người !

Tin mới

Bài viết liên quan