Lợi tức là gì theo quy định của Bộ luật Dân sự?

Bên cạnh hoa lợi thì lợi tức cũng là một khái niệm thường được sử dụng trong đời sống hằng ngày. Vậy lợi tức là gì theo quy định của Bộ luật Dân sự hiện hành?

Lợi tức là gì? So sánh hoa lợi và lợi tức

Định nghĩa về lợi tức được nêu tại khoản 2 Điều 109 Bộ luật Dân sự năm 2015 như sau:

Lợi tức là khoản lợi thu được từ việc khai thác tài sản

Theo đó, lợi tức là một khoản lợi thu được khi sử dụng, khai thác tài sản như:

– Một người nuôi gà. Gà đẻ ra trứng. Khi bán số trứng gà này đi thu được một khoản tiền nhất định thì số tiền này được xem là lợi tức.

– Khoản tiền thu được từ việc cho thuê nhà;

– Tiền lãi thu được từ việc cho vay tài sản

Hiện nay, có rất nhiều người thường nhầm lẫn giữa hai khái niệm, hoa lợi và lợi tức. Tuy nhiên, đây là hai khái niệm khác nhau. Dưới đây là một số đặc điểm để phân biệt hai loại tài sản này.

Tiêu chí

Hoa lợi

Lợi tức

Căn cứ pháp lý

Khoản 1 Điều 109 Bộ luật Dân sự

Khoản 2 Điều 109 Bộ luật Dân sự

Định nghĩa

Hoa lợi là sản vật tự nhiên mà tài sản mang lại

Lợi tức là khoản lợi thu được từ việc khai thác tài sản

Bản chất

Là tài sản được sinh ra một cách tự nhiên từ tài sản gốc

Là tài sản (khoản lợi) được sinh ra thông qua việc khai thác, sử dụng tài sản gốc

Ví dụ

Trứng do gà đẻ ra…

Tiền thuê nhà, tiền lãi ngân hàng khi gửi tiết kiệm…

Có phải hoàn trả lợi tức khi hợp đồng vô hiệu?

Căn cứ khoản 1 Điều 407 Bộ luật Dân sự, quy định về giao dịch dân sự vô hiệu cũng được áp dụng với hợp đồng vô hiệu. Theo đó, hợp đồng vô hiệu trong các trường hợp sau đây:

– Do vi phạm điều cấm của pháp luật, trái với đạo đức xã hội;

– Do giả tạo;

– Do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện;

– Do bị nhầm lẫn;

– Do bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép;

– Do người xác lập không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình;

– Do không tuân thủ quy định về hình thức;

– Vô hiệu từng phần;

– Do có đối tượng không thể thực hiện được.

Khi hợp đồng vô hiệu, căn cứ vào Điều 131 Bộ luật Dân sự sẽ có hậu quả pháp lý như sau:

– Không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm hợp đồng được xác lập.

– Các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận. Nếu không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì quy giá trị thành tiền để hoàn trả.

– Bên ngay tình trong việc thu hoa lợi, lợi tức không phải hoàn trả lại hoa lợi, lợi tức đó. Bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường…

Căn cứ quy định này, khi hợp đồng vô hiệu thì các bên phải khôi phục tình trạng ban đầu và hoàn trả cho nhau những gì đã nhận. Trong đó có lợi tức. Tuy nhiên, để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bên ngay tình thì Bộ luật Dân sự cũng quy định người này không phải hoàn trả lợi tức trong việc thu lợi tức.

Như vậy, khi hợp đồng vô hiệu thì các bên phải hoàn trả lại khoản lợi tức cho nhau trừ người ngay tình trong việc thu lợi tức.

Trên đây là giải thích về lợi tức là gì theo quy định tại Bộ luật Dân sự. Nếu còn băn khoăn, bạn vui lòng gửi câu hỏi cho chúng tôi để được hỗ trợ.

Xem thêm:

Tước một số quyền công dân là gì?

Hoa lợi là gì? Nêu ví dụ cụ thể về hoa lợi

Share:

Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on pinterest
Pinterest
Share on linkedin
LinkedIn
Luật Dân Việt

Luật Dân Việt

Luôn đồng hành và hỗ trợ tư vấn pháp lý tới mọi người !

Tin mới

Bài viết liên quan