Làm ở hai công ty đóng bảo hiểm xã hội thế nào?

Với nhiều người lao động, hiện nay làm việc ở nhiều nơi là điều khá phổ biến. Vậy, khi làm việc ở hai công ty trở lên thì người lao động phải đóng bảo hiểm xã hội thế nào?

Cách đóng BHXH khi làm việc ở nhiều công ty thế nào?

Câu hỏi: Em đang làm việc tại một công ty xuất nhập khẩu. Sắp tới có ký hợp đồng làm việc tại một nơi khác. Vậy, khi làm việc ở nơi thứ hai em có phải đóng tiếp bảo hiểm xã hội không? – Trịnh Nga (trinhnga15…@gmai.com).

Trả lời:

Về giao kết nhiều hợp đồng lao động được quy định tại Điều 19 Bộ luật Lao động 2019 như sau:

 

Điều 19. Giao kết nhiều hợp đồng lao động

 

 

2. Người lao động đồng thời giao kết nhiều hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động thì việc tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp được thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và an toàn, vệ sinh lao động.

 

Theo đó, khoản 4 Điều 85 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định:

 

4. Người lao động quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 2 của Luật này mà giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động thì chỉ đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại khoản 1 Điều này đối với hợp đồng lao động giao kết đầu tiên.

 

Cụ thể, người lao động trong trường hợp quy định trên bao gồm:

– Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn. Kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động.

– Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng.

Đồng thời, theo quy định tại khoản 1 Điều 42 Quyết định 595/QĐ-BHXH, người lao động đồng thời có từ 02 hợp đồng lao động trở lên với nhiều đơn vị khác nhau thì:

– Đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp theo hợp đồng lao động giao kết đầu tiên.

– Đóng bảo hiểm y tế theo hợp đồng lao động có mức tiền lương cao nhất.

– Đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo từng hợp đồng lao động.

Như vậy, bạn căn cứ vào hướng dẫn đóng bảo hiểm xã hội khi có từ 02 hợp đồng lao động trở lên tại nhiều nơi khác nhau để tham gia bảo hiểm xã hội.

lam o hai cong ty dong bao hiem xa hoi the nao

Làm ở hai công ty đóng bảo hiểm xã hội thế nào? (Ảnh minh họa)

Thời gian đóng BHXH trùng nhau và có 2 sổ thì giải quyết thế nào?

Câu hỏi: Xin chào Vanbanluat, cho em hỏi trường hợp có 2 sổ BHXH trở lên và thời gian đóng ở hai nơi làm việc trùng nhau thì phải giải quyết thế nào? – Phùng Yến (Đà Nẵng).

Trả lời:

Từ phân tích trên, nếu người lao động làm việc từ 02 công ty trở lên thì chỉ đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp ở nơi ký hợp đồng lao động đầu tiên. Do đó, nếu người lao động đóng BHXH đồng thời tại 2 công ty, có 2 sổ BHXH sẽ được cơ quan BHXH hoàn trả lại số tiền đóng trùng.

Tại điểm 2.5 Khoản 2 Điều 2 Quyết định 595/QĐ-BHXH quy định hoàn trả là việc cơ quan BHXH chuyển trả lại số tiền được xác định không phải tiền đóng BHXH…; đóng trùng cho cơ quan, đơn vị, cá nhân đã nộp cho cơ quan BHXH.

Theo đó, tại khoản 67 Điều 1 Quyết định 505/QĐ-BHXH sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 43 Quyết định 595/QĐ-BHXH, việc hoàn trả tiền đóng BHXH được quy định như sau:

 

Trường hợp một người có từ 02 sổ BHXH trở lên có thời gian đóng BHXH, BHTN trùng nhau thì cơ quan BHXH thực hiện hoàn trả cho người lao động số tiền đơn vị và người lao động đã đóng vào quỹ hưu trí, tử tuất và số tiền đã đóng vào quỹ BHTN (bao gồm cả số tiền thuộc trách nhiệm đóng BHXH, BHTN của người sử dụng lao động), không bao gồm tiền lãi. Cơ quan BHXH quản lý nơi người lao động đang làm việc hoặc đang sinh sống thực hiện hoàn trả cho người lao động theo quy định tại Khoản 2 Điều 46.

 

Hồ sơ đề nghị hoàn trả

Người lao động nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị hoàn trả tại cơ quan BHXH quản lý nơi người lao động đang làm việc hoặc đang sinh sống. Hồ sơ bao gồm:

– Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, bảo hiểm y tế (Mẫu TK1-TS).

– Các sổ bảo hiểm xã hội đề nghị gộp của người lao động.

Xem thêm: https://luatdanviet.com/thuong-tet-co-tinh-dong-bhxh-khong

Có 2 sổ BHXH trở lên và thời gian đóng không trùng nhau phải làm thế nào?

Câu hỏi: Tôi có làm việc ở một nhà máy đến tháng 08/2020 thì nghỉ việc và tham gia BHXH được 8 tháng. Sau khi nghỉ làm tôi tiếp tục làm ở một công ty khác. Hiện tại tôi nhận được 2 sổ BHXH, công ty cũ chốt sổ từ tháng 08, công ty mới có đóng BHXH từ tháng 10/2021. Xin hỏi, giờ tôi có 2 sổ BHXH như vậy phải làm thế nào? – Ánh Dương (Nghệ An).

Trả lời:

Tại khoản 72 Điều 1 Quyết định 505/QĐ-BHXH quy định như sau:

 

Trường hợp một người có từ 2 sổ BHXH trở lên đề nghị gộp sổ BHXH, cán bộ Phòng/Tổ cấp sổ, thẻ thực hiện kiểm tra, đối chiếu nội dung đã ghi trên các sổ BHXH và cơ sở dữ liệu; lập Danh sách đề nghị gộp sổ BHXH (Mẫu C18-TS) chuyển cán bộ Phòng/Tổ quản lý thu thực hiện:

 

+ Trường hợp thời gian đóng BHXH trên các sổ BHXH không trùng nhau: Thực hiện gộp quá trình đóng BHXH của các sổ BHXH trên cơ sở dữ liệu; hủy mã số sổ BHXH đã gộp.

 

+ Trường hợp thời gian đóng BHXH trên các sổ BHXH trùng nhau: lập Quyết định hoàn trả (Mẫu C16-TS) để hoàn trả cho người lao động theo quy định tại Điểm 2.3 Khoản 2 Điều 43.

 

Theo thông tin bạn đưa ra, trường hợp của bạn thời gian đóng BHXH trên các sổ không trùng nhau. Do đó, với trường hợp có 02 sổ bảo hiểm xã hội này bạn được gộp quá trình đóng các sổ với nhau.

Để được gộp sổ BHXH, bạn nộp 01 bộ hồ sơ gồm có:

– Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, bảo hiểm y tế (Mẫu TK1-TS).

– Sổ bảo hiểm xã hội đề nghị gộp.

Nơi nộp hồ sơ: Cơ quan BHXH quản lý nơi người lao động đang làm việc hoặc đang sinh sống

Share:

Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on pinterest
Pinterest
Share on linkedin
LinkedIn
Luật Dân Việt

Luật Dân Việt

Luôn đồng hành và hỗ trợ tư vấn pháp lý tới mọi người !

Tin mới

Bài viết liên quan