Hướng Dẫn Thành Lập Công Ty Xây Dựng

Qua bài viết này Luật Dân Việt tổng hợp các nội dung thắc mắc trên hướng dẫn cho các bạn thành lập công ty xây dựng. Trường hợp muốn được tư vấn thêm hoặc yêu cầu sử dụng dịch vụ, khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn.

Ngày nay, xây dựng đang là hướng đi được nhiều doanh nghiệp lựa chọn bởi tiềm năng phát triển của ngành nghể này. Tuy nhiên, để được cấp phép kinh doanh ngành nghề này, doanh nghiệp cần đáp ứng được những yêu cầu về điều kiện kinh doanh, thủ tục và quy trình đăng ký kinh doanh của bộ luật xây dựng

Bên cạnh đó, các công ty, nhà thầu xây dựng hiện nay trên thị trường rất phổ biến và phát triển mạnh cùng với sự hội nhập và phát triển đô thị hóa. Do đó, để thành lập công ty xây dựng thì cần đáp ứng điều kiện gì? Thực hiện những thủ tục như thế nào để có một công ty xây dựng hoạt động hợp pháp? … Đây là câu hỏi của rất nhiều các bạn gửi về hòm thư điện tử của Luật Dân Việt xin tư vấn. Qua bài viết này Luật Dân Việt tổng hợp các nội dung thắc mắc trên hướng dẫn cho các bạn thành lập công ty.

Điều kiện để doanh nghiệp thành lập công ty xây dựng:

Ta có thể chia công ty xây dựng thành 2 nhóm chính:

– Công ty chuyên về thi công xây dựng

– Công ty kinh doanh các ngành nghề liên quan đến thiết kế xây dựng và giám sát thi công.

Theo như pháp luật hiện hành quy định, những công ty xây dựng chuyên về thi công xây dựng không đòi hỏi điều kiện về vốn điều lệ, người góp vốn, chứng chỉ, bằng cấp, kinh nghiệm.

Đối với các công ty kinh doanh về các ngành nghề liên quan đến thiết kế xây dựng và giám sát thi công yêu cầu phải có chứng chỉ hành nghề.

Luật 03/2016/QH14 (lĩnh vực xây dựng) đã quy định các ngành nghề xây dựng thuộc nhóm kinh doanh có điều kiện như:

+ Kinh doanh ngành nghề tư vấn quản lý dự án đầu tư xây dựng.

+ Kinh doanh ngành nghề khảo sát xây dựng.

+ Kinh doanh ngành nghề tổ chức thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng.

+ Kinh doanh ngành nghề đầu tư, giám sát, thi công công trình.

+ Kinh doanh ngành nghề thi công xây dựng công trình.

+ Kinh doanh ngành nghề liên quan đến hoạt động xây dựng của nhà thầu nước ngoài.

+ Kinh doanh ngành nghề quản lý chi phí đầu tư xây dựng.

+ Kinh doanh ngành nghề kiểm định chất lượng công trình xây dựng.

+ Kinh doanh ngành nghề thí nghiệm chuyên ngành xây dựng.

+ Kinh doanh ngành nghề quản lý, vận hành nhà chung cư.

+ Kinh doanh ngành nghề quản lý, vận hành cơ sở hỏa táng.

+ Kinh doanh ngành nghề thiết lập quy hoạch xây dựng.

+ Kinh doanh ngành nghề tư vấn lập quy hoạch đô thị do tổ chức, cá nhân nước ngoài thực hiện.

Mỗi ngành nghề có những quy định cụ thể được ghi rõ trong điều luật.

Một số mã ngành kinh doanh để thành lập công ty xây dựng:

Tên ngành Mã ngành
Xây dựng nhà không để ở 4102
Xây dựng công trình đường sắt 4211
Xây dựng công trình đường bộ 4212
Xây dựng công trình điện 4221
Xây dựng công trình cấp, thoát nước 4222
Xây dựng công trình viễn thông, thông tin liên lạc 4223
Xây dựng công trình công ích khác 4229
Xây dựng công trình thủy 4291
Xây dựng công trình khai khoáng 4292
Xây dựng công trình chế biến, chế tạo 4293
Xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng khác 4299
Phá dỡ 4311
Chuẩn bị mặt bằng

(Không bao gồm dò mìn, nổ mìn và hoạt động khác tương tự tại mặt bằng xây dựng)

4312
Lắp đặt hệ thống điện 4321
Lắp đặt hệ thống cấp, thoát nước, hệ thống sưởi và điều hoà không khí 4322
Lắp đặt hệ thống xây dựng khác:

Chi tiết:

– Lắp đặt hệ thống thiết bị khác không phải hệ thống điện, hệ thống cấp thoát nước, hệ thống sưởi và điều hoà không khí hoặc máy công nghiệp trong các công trình nhà và công trình kỹ thuật dân dụng, bao gồm cả bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống thiết bị này.

– Lắp đặt hệ thống thiết bị trong công trình nhà và công trình xây dựng khác như:

+ Thang máy, thang cuốn,

+ Cửa cuốn, cửa tự động,

+ Dây dẫn chống sét,

+ Hệ thống hút bụi,

+ Hệ thống âm thanh,

+ Hệ thống cách âm, cách nhiệt, chống rung.

+ Hệ thống camera

4329

QĐ 27

Hoàn thiện công trình xây dựng 4330
Hoạt động xây dựng chuyên dụng khác:

Chi tiết:

– Hoạt động xây dựng chuyên biệt sử dụng trong tất cả các kết cấu công trình nhưng yêu cầu phải có kỹ năng riêng chuyên sâu hoặc phải có thiết bị chuyên môn hóa như:

+ Xây dựng nền móng, bao gồm cả ép cọc,

+ Thi công cọc khoan nhồi mini và cọc đường kính lớn;

+ Các công việc về chống ẩm và chống thấm nước,

+ Chống ẩm các toà nhà,

+ Lắp dựng các kết cấu thép không thể sản xuất nguyên khối,

+ Uốn thép,

+ Xây gạch và đặt đá,

+ Lợp mái các công trình nhà để ở,

+ Lắp dựng và dỡ bỏ cốp pha, giàn giáo, loại trừ hoạt động thuê cốp pha, giàn giáo,

+ Lắp dựng ống khói và lò sấy công nghiệp,

+ Các công việc đòi hỏi chuyên môn cần thiết như kỹ năng trèo và sử dụng các thiết bị liên quan, ví dụ làm việc ở tầng cao trên các công trình cao.

– Các công việc dưới bề mặt;

– Thuê cần trục có người điều khiển.

4390

QĐ 27

Hoạt động kiến trúc và tư vấn kỹ thuật có liên quan

Chi tiết:

Hoạt động kiến trúc:

-Cung cấp các dịch vụ kiến trúc, dịch vụ kỹ thuật, dịch vụ phác thảo, dịch vụ kiểm định xây dựng như:

+ Thiết kế kiến trúc công trình;

+ Thiết kế kết cấu công trình dân dụng – công nghiệp;

+  Thiết kế cơ – điện công trình;

+  Thiết kế cấp – thoát nước công trình;

+  Thiết kế xây dựng công trình giao thông; thiết kế xây dựng công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn; thiết kế xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật.

(Khoản 8 Điều 1 Nghị định 100/2018/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung một số quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc các lĩnh vực quản lý Nhà nước của Bộ xây dựng)

–  Giám sát công tác xây dựng bao gồm:

+ Giám sát công tác xây dựng công trình dân dụng – công nghiệp và hạ tầng kỹ thuật;

+ Giám sát công tác xây dựng công trình giao thông;

+ Giám sát công tác xây dựng công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn.

–  Giám sát công tác lắp đặt thiết bị vào công trình.

–  Giám sát khảo sát địa hình, địa chất công trình.

(Khoản 9 Điều 1 Nghị định 100/2018/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung một số quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc các lĩnh vực quản lý Nhà nước của Bộ xây dựng)

Dịch vụ tư vấn đấu thầu (Điều 113, Nghị định số: 63/2014/NĐ-CP)

7110
Bán buôn vật liệu, thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng

Chi tiết:

Bán buôn tre, nứa, gỗ cây và gỗ chế biến

Bán buôn xi măng

Bán buôn gạch xây, ngói, đá, cát, sỏi

Bán buôn kính xây dựng

Bán buôn sơn, vécni

Bán buôn gạch ốp lát và thiết bị vệ sinh

Bán buôn đồ ngũ kim

4663

Xem thêm:

Điều Lệ Công Ty Là Gì? 

Quy Định Con Dấu Công Ty Hiện Nay Như Thế Nào?

Quy trình thành lập công ty xây dựng

Bước 1: Chuẩn bị các thông tin để lập hồ sơ thành lập công ty cổ phần xây dựng

Để thành lập một công ty xây dựng bạn phải chuẩn bị các giấy tờ và thông tin như sau:

– Lựa chọn loại hình doanh nghiệp

– Lựa chọn tên công ty và tiến hành tra cứu tên công ty để xác định được tên công ty của mình dự kiến đăng ký không bị trùng hoặc gây nhầm lẫn. Để tra cứu tên công ty bạn có thể truy cập vào website của “Hệ thống thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia” để tra cứu.

– Chuẩn bị nơi đặt trụ sở của công ty, đảm bảo địa chỉ trụ sở thuộc quyền sử dụng hợp pháp của công ty. Địa chỉ được xác định gồm số nhà, ngách, hẻm, ngõ phố, phố, đường hoặc thôn, xóm, ấp, xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc trung ương, số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).

– Xác định mức vốn điều lệ của công ty

Lưu ý: Đối với việc xác định vốn điều lệ của các công ty xây dựng, đấu thầu cần đánh giá hồ sơ năng lực pháp lý cho các dự án của công ty thì công ty nên cân nhắc về mức vốn điều lệ cho phù hợp với mục đích chiến lược kinh doanh của công ty.

– Xác định người đại diện theo pháp luật của công ty và xác định chức danh của người đại diện theo pháp luật

– Xác định các lĩnh vực ngành nghề kinh doanh, dự kiến kinh doanh theo bảng mã ngành nghề kinh tế Việt Nam: lĩnh vực kinh doanh xây dựng (như bảng mã các ngành nghề chúng tôi hướng dẫn nêu trên bài viết này); …

– Chuẩn bị bản sao chứng minh dân dân hoặc hộ chiếu của các thành viên công ty là cá nhân

– Bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Bước 2: Soạn và nộp hồ sơ thành lập công ty bao gồm:

Để thành lập công ty xây dựng bạn phải soạn 01 bộ hồ sơ gồm các giấy tờ sau:

– Giấy đề nghị đăng ký thành lập doanh nghiệp.

– Điều lệ công ty

– Danh sách thành viên/ cổ đông công ty (phụ thuộc vào loại hình công ty lựa chọn)

– Bản sao hợp lệ chứng minh nhân dân/ hộ chiếu của người đại diện theo pháp luật, chủ sở hữu công ty, các thành viên trong công ty

– Văn bản ủy quyền cho người được ủy quyền thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp

– Bản sao chứng minh nhân dân của người được ủy quyền thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp.

Bước 3: Nhận kết quả Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp từ cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp. Đặt con dấu pháp nhân công ty và công bố mẫu dấu của doanh nghiệp.

Bước 4: Các thủ tục về thuế và đặt in hóa đơn sau khi thành lập doanh nghiệp

– Doanh nghiệp mua chữ ký số, Nộp tờ khai lệ phí môn bài, Nộp lệ phí môn bài

– Làm hóa đơn điện tử (nếu doanh nghiệp có nhu cầu xuất hóa đơn): Hiện nay theo quy định tại Nghị định 119/2018/NĐ –CP Quy định về hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ

Lưu ý: Nếu doanh nghiệp thành lập từ ngày 01/11/2018 trở đi hoặc doanh nghiệp thành lập trước thời điểm này mà chưa làm hóa đơn giấy, nếu co nhu cầu sử dụng hóa đơn thì sẽ tiến hành làm hóa đơn điện tử.“Hóa đơn điện tử có giá trị giống như hóa đơn giấy”.

– Kê khai và nộp thuế GTGT: Theo quy định tại TT 93/2017 TT-BTC có hiệu lực từ 05/11/2017 doanh nghiệp không phải chuyển đổi việc kê khai GTGT giữa phương pháp trực tiếp và khấu trừ bằng việc nộp mẫu 06/GTGT mà sẽ chọn lựa phương pháp kê khai bằng việc báo cáo trong quý đầu tiên (quý doanh nghiệp được cấp phép hoạt động )

– Khai Thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp:

+ Doanh nghiệp mới thành lập : Nộp tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp theo quý

+ Thời hạn nộp thuế TNDN tạm tính theo quý : chậm nhất là ngày thứ 30 của quý sau.

– Khai Thuế Thu Nhập Cá Nhân: Trong trường hợp trong tháng hoặc quý không phát sinh khấu trừ thuế TNCN thì không phải kê khai.

Một số vấn đề cần lưu ý khi thành lập công ty xây dựng.

– Pháp luật hiện hành không quy định mức vốn pháp định đối với ngành nghề xây dựng. Tuy nhiên, đây là ngành nghề đòi hỏi nguồn vốn lớn để đảm bảo hoạt động của doanh nghiệp. Vậy nên, doanh nghiệp cần chọn cho mình mức vốn phù hợp, không quá cao hoặc quá thấp để tránh không đáp ứng được nhu cầu hoạt động của doanh nghiệp hoặc gây láng phí nguồn vốn.

– Nếu doanh nghiệp chỉ chuyên về thi công xây dựng không đòi hỏi điều kiện về vốn điều lệ, người góp vốn, chứng chỉ, bằng cấp, kinh nghiệm. Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp kinh doanh các ngành nghề xây dựng thuộc nhóm ngành nghề kinh doanh có điều kiện được quy định trong luật 03/2016/QH14 (lĩnh vực xây dựng) thì phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện mà luật quy định.

Liên hệ yêu cầu dịch vụ thành lập công ty xây dựng của Luật Dân Việt

CÔNG TY LUẬT DÂN VIỆT bằng uy tín và độ tin cậy của mình đã và đang đồng hành vơi quý khách hàng trên mọi miền tổ quốc. Chúng tôi tin tưởng rằng sẽ đáp ứng nhu cầu của quý khách hàng tất cả năng lực vốn có của mình.

Share:

Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on pinterest
Pinterest
Share on linkedin
LinkedIn
Luật Dân Việt

Luật Dân Việt

Luôn đồng hành và hỗ trợ tư vấn pháp lý tới mọi người !

Tin mới

Bài viết liên quan