Hợp đồng đào tạo có phải đóng bảo hiểm xã hội không?

Hiện nay, nhiều doanh nghiệp rất quan tâm đến việc đào tạo nâng cao trình độ cho nhân viên để tăng chất lượng, hiệu quả công việc. Vậy, doanh nghiệp ký hợp đồng đào tạo với người lao động có phải đóng bảo hiểm xã hội không?

 

Hợp đồng đào tạo là gì? Có phải đóng BHXH khi ký hợp đồng không?

Câu hỏi: Xin chào Vanbanluat, công ty tôi chuẩn bị ký hợp đồng đào tạo có thời hạn 03 tháng với người lao động. Cho tôi hỏi, trường hợp này công ty có phải đóng BHXH bắt buộc cho người lao động đó không? – Trịnh Phú (TP. Hồ Chí Minh).

Trả lời:

Về hợp đồng đào tạo

Theo Điều 62 Bộ luật Lao động 2019, hợp đồng đào tạo được quy định như sau:

 

1. Hai bên phải ký kết hợp đồng đào tạo nghề trong trường hợp người lao động được đào tạo nâng cao trình độ, kỹ năng nghề, đào tạo lại ở trong nước hoặc nước ngoài từ kinh phí của người sử dụng lao động, kể cả kinh phí do đối tác tài trợ cho người sử dụng lao động.

 

Có thể hiểu, hợp đồng đào tạo là thỏa thuận giữa người lao động và doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp có nhu cầu sẽ tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, chuyên môn cho người đang làm việc hoặc trường hợp có tuyển người vào đào tạo, dạy nghề để làm việc cho mình.

Theo đó, doanh nghiệp sử dụng nguồn kinh phí của doanh nghiệp hoặc đối tác tài trợ thì cần giao kết hợp đồng đào tạo.

Đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc

Căn cứ khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, người lao động thuộc nhóm các đối tượng sau đây phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc:

– Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn.

– Hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động.

– Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng…

Như vậy, có thể thấy người lao động ký hợp đồng đào tạo, học nghề, học việc không phải đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Pháp luật không quy định người sử dụng lao động ký hợp đồng đào tạo phải đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động.

hop dong dao tao co phai dong bao hiem xa hoi khong

Hợp đồng đào tạo có phải đóng bảo hiểm xã hội không? (Ảnh minh họa)

Xem thêm: https://luatdanviet.com/quyen-loi-khi-tham-gia-bhxh-tu-nguyen-it-ai-biet

Trường hợp ký hợp đồng đào tạo có đóng BHXH bắt buộc?

Câu hỏi: Cho em hỏi, có thể đóng BHXH với trường hợp ký hợp đồng đào tạo nghề với người lao động không? – Đỗ Yên (Quảng Trị).

Trả lời:

Theo phân tích các quy định trên, trường hợp ký hợp đồng đào tạo, doanh nghiệp và người lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.

Tuy nhiên, tùy theo thỏa thuận của doanh nghiệp và người lao động, nếu có nhu cầu tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc thì vẫn có thể thức hiện như sau:

– Doanh nghiệp hỗ trợ đóng BHXH

Tại khoản 3 Điều 62 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:

Chi phí đào tạo bao gồm các khoản chi có chứng từ hợp lệ về chi phí trả cho người dạy, tài liệu học tập, trường, lớp, máy, thiết bị, vật liệu thực hành, các chi phí khác hỗ trợ cho người học và tiền lương, tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người học trong thời gian đi học.

Trường hợp người lao động được gửi đi đào tạo ở nước ngoài thì chi phí đào tạo còn bao gồm chi phí đi lại, chi phí sinh hoạt trong thời gian đào tạo.

Như vậy, trường hợp người lao động mong muốn tham gia bảo hiểm xã hội có thể thỏa thuận với doanh nghiệp để được hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội khi ký hợp đồng đào tạo.

– Trường hợp người lao động chưa làm việc tại doanh nghiệp

Để người lao động được tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, doanh nghiệp có thể ký hợp đồng lao động có thời hạn từ 01 tháng trở lên với người lao động. Khi đó, hợp đồng đào tạo sẽ tồn tại song song với hợp đồng lao động và người lao động có thể tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.

– Trường hợp người lao động đang làm việc tại doanh nghiệp

Lúc này, khi ký hợp đồng đào tạo, người lao động và doanh nghiệp có thể thỏa thuận các điều khoản người lao động vẫn được hưởng theo hợp đồng lao động và không chấm dứt hợp đồng lao động đã có. Khi đó, hợp đồng lao động và hợp đồng đào tạo sẽ cùng có hiệu lực và người lao động vẫn tham gia bảo hiểm xã hội theo hợp đồng lao động.

Ký hợp đồng đào tạo tham gia BHXH tự nguyện được không?

Câu hỏi: Em có ký hợp đồng đào tạo với công ty trong thời hạn 03 tháng. Sau khi ký em có đọc hợp đồng thì mới thấy không có mục tham gia bảo hiểm xã hội. Em có hỏi lại thì đúng không được đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc. Vậy, cho em hỏi có được đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện không? – Nguyễn Hưng (Yên Bái).

Trả lời:

Đúng như thông tin bạn đưa ra và theo quy định nêu trên, người ký hợp đồng đào tạo không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.

Về đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, Điều 2 Thông tư 01/2016/TT-BLDTBXH quy định như sau:

Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:

– Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn dưới 01 tháng từ ngày 01/01/2018 trở đi.

– Người hoạt động không chuyên trách ở thôn, ấp, bản, sóc, làng, tổ dân phố, khu, khu phố.

– Người lao động giúp việc gia đình.

– Người tham gia các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không hưởng tiền lương.

– Xã viên không hưởng tiền lương, tiền công làm việc trong hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.

– Người nông dân, người lao động tự tạo việc làm bao gồm những người tự tổ chức hoạt động lao động để có thu nhập cho bản thân và gia đình.

– Người lao động đã đủ Điều kiện về tuổi đời nhưng chưa đủ Điều kiện về thời gian đóng để hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.

– Người tham gia khác.

Theo quy định trên, người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện cần đáp ứng điều kiện từ đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm bắt buộc.

Như vậy, bạn ký hợp đồng đào tạo, không tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc và thuộc một trong các đối tượng nêu trên thì được đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện.

Share:

Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on pinterest
Pinterest
Share on linkedin
LinkedIn
Luật Dân Việt

Luật Dân Việt

Luôn đồng hành và hỗ trợ tư vấn pháp lý tới mọi người !

Tin mới

Bài viết liên quan