Hồ sơ xin giấy phép lao động gồm những gì?

Để được phép làm việc tại Việt Nam thì người Lao động cần có giấy phép lao động do cơ quan có thẩm quyền cấp trừ một số trường hợp được miễn giấy phép lao động.

Và để có được giấy phép này thì người sử dụng lao động phải nộp Hồ sơ xin giấy phép lao động tại Sở Lao động – Thương Binh và Xã hội. Luật Dân Việt sẽ cung cấp thông tin tới quý vị về Hồ sơ xin giấy phép lao động gồm những gì?

Hồ sơ xin giấy phép lao động cần  nhiều thông tin của cả người sử dụng lao động và người lao động. Tuỳ từng ngành nghề mà có thể thay đổi cũng như khác biệt về yêu cầu. Bài viết dưới đây sẽ thông tin tới quý vị.

Hồ sơ xin giấy phép lao động là gì?

Hồ sơ xin giấy phép lao động là những tài liệu cần có theo quy định của pháp luật, mà theo đó người sử dụng lao động nộp hồ sơ xin giấy phép lao động tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền với mục đích là xin giấy phép lao động cho người lao động.

Giấy phép lao động là điều kiện cần có khi người lao động sử dụng lao động nước ngoài tại Việt Nam trừ một số trường hợp được miễn giấy phép lao động được quy định tại Bộ Luật Lao động hiện hành.

Hồ sơ xin giấy phép lao động gồm những gì?

Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động gồm:

– Bản sao của hộ chiếu hoặc của giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu/ giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế còn giá trị sử dụng

– Văn bản đề nghị cấp giấp phép lao động của người sử dụng lao động

Trong văn bản đề nghị người sử dụng lao động phải cung cấp  những thông tin sau:

+ Thông tin của công ty: Tên doanh nghiệp, tổ chức; loại hình doanh nghiệp; Tổng số lao động trong công ty, tổng sô người lao động là người nước ngoài trong công ty; thông tin ghi trên giấy phép đăng ký doanh nghiệp; lĩnh vực kinh doanh/hoạt động; thông tin liên hệ người nộp hồ sơ.

+ Thông tin của lao động nước ngoài: Thông tin về nhân thân như Họ và tên, ngày tháng năm sinh, quốc tịch, hộ chiếu, trình độ chuyên môn (nếu có); các thông tin khi lao động làm việc tại doanh nghiệp như vị trí, chức danh,địa điểm làm việc, mức lương,thời hạn làm việc, hình thức làm việc, nơi đăng ký nhận giấy phép lao động. Nếu trong trường hợp cấp lại giấy phép lao động thì cần có thêm lý do đề nghị.

+ Ngoài ra đơn vị còn phải điền thông tin: Quá trình đào tạo và quá trình làm việc của Lao động ( không áp dụng trọng trường hợp xin cấp lại giấy phép lao động)

– Giấy chứng nhận sức khoẻ do cơ quan y tế có thẩm quyền cấp và còn giá trị

– Phiếu lý lịch tư pháp hoặc giấy tờ xác nhận người nước ngoài không phạm tội hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự do cơ quan có thẩm quyền cấp

– Văn bản chứng minh là chuyên gia

Người lao động sẽ phải chứng minh mình được đào tạo chuyên ngành kỹ thuật hoặc chuyên ngành khác tương được với công việc dự định tại Việt Nam có thời gian ít nhất là một năm phù hợp làm việc

Hoặc sẽ phải chứng minh rằng mình có ít nhất ba năm kinh nghiệp làm việc trong chuyên ngành đã được đào tạo mà sẽ dự kiến làm việc tại Việt Nam.

Ngoài ra trong một số trường hợp tại Nghị định 11/2016/NĐ – CP thì người lao động có thể thay thế bằng giấy tờ khác như:

+ Đối với ngành nghề truyền thống: Giấy chứng nhận là nghệ nhân do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cấp

+ Đối với cầu thủ đá bóng: văn bản chứng minh kinh nghiệm

+ Đối với lao động là phi công, bảo dưỡng tàu bày: Giấy phép  ngành nghề nêu trên của cơ quan có thẩm quyền Việt Nam cấp.

– Ánh chụp của người lao động theo quy định

– Các giấy tờ khác của người lao động tuỳ từng trường hợp quy định tại khoản 7 Điều 10 Nghị định 11/2016/NĐ – CP.

Xem thêm:

Công Bố Mỹ Phẩm Nhập Khẩu Từ Nhật Bản Cần Thành Phần Hồ Sơ Gì?

Giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm

Nộp hồ sơ xin giấy phép lao động ở đâu?

Theo quy định hiện hành thì chủ thể sẽ nộp hồ sơ xin giấy phép lao động tại Sở Lao động, Thương binh và xã hội nơi người lao động nước ngoài dự kiến làm việc.

Trong thời hạn  ít nhất 15 ngày trước khi người lao động nước ngoài dự kiến lao động tại Việt Nam thì người sử dụng lao động phải nộp hồ sơ xin giấy phép lao động tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền nói trên

Tiếp theo bài viết  Hồ sơ xin giấy phép lao động gồm những gì?  Sẽ  chuyển sang phần các bước khi muốn xin giấy phép lao động tại Việt Nam.

Các bước cơ bản xin giấy phép lao động tại Việt Nam

Người lao động muốn xin giấy phép lao động tại Việt Nam phải thực hiện các bước cơ bản sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ xin giấy phép lao động

Tại bước này người sử dụng lao động và người lao động đều sẽ phải chuẩn bị các giấy tờ như ở phần trước Tổng đài đã trình bày.  Giấy tờ theo yêu cầu sẽ chuẩn bị theo mẫu và đúng như yêu cầu đã đề  ra để tránh mất thời gian khi thực hiện thủ tục hành chính tại cơ quan nhà nước.

Bước 2: Nộp hồ sơ

Hồ sơ sau khi chuẩn bị đầy đủ sẽ do người sử dụng lao động nộp tại Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tại nơi người lao động dự kiến làm việc.

Khi nộp hồ sơ thì người sử dụng lao động sẽ phải lưu ý về thời gian nộp hồ sơ rằng  sẽ phải nộp trước ít nhất 15 ngày người lao động dự kiến làm việc tại Việt Nam.

Bước 3: Nhận kết quả giấy phép lao động

Sau khi nhận được hồ sơ của người sử dụng lao động, trong thời hạn 5 ngày kể từ khi nhận được hồ sơ đầy đủ, Sở sẽ cấp giấy phép cho người lao động theo mẫu đã được quy định sẵn.

Trong trường hợp Sở từ chối cấp giấy phép lao động thì phải ghi rõ lý do vì sao được ghi trong văn bản trả lời.

Share:

Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on pinterest
Pinterest
Share on linkedin
LinkedIn
Luật Dân Việt

Luật Dân Việt

Luôn đồng hành và hỗ trợ tư vấn pháp lý tới mọi người !

Tin mới

Bài viết liên quan