Hồ sơ giảm trừ gia cảnh 2021

Đối với những cá nhân đang phải thực hiện nghĩa vụ nộp thuế thu nhập cá nhân với cơ quan nhà nước, thì một trong những vấn đề cần quan tâm chính là các khoản giảm trừ gia cảnh mà họ được giảm trừ.

Giảm trừ gia cảnh có lẽ là một thuật ngữ thông dụng trong thuế thu nhập cá nhân, được nhiều người biết đến, tuy nhiên không phải ai cũng có cái nhìn bao quát và chính xác về vấn đề này.

Để hiểu rõ hơn những thông tin về giảm trừ gia là gì? Các đối tượng giảm trừ gia cảnh? Hồ sơ giảm trừ gia cảnh bao gồm những thành phần gì? Nộp hồ sơ tại đâu? Thời hạn giải quyết hồ sơ là bao lâu? Quý khách hàng theo dõi nội dung chúng tôi chia sẻ dưới đây.

Giảm trừ gia cảnh là gì?

Giảm trừ gia cảnh là khoản tiền được giảm trừ từ số tiền thu nhập phải chịu thuế, trước khi tính thuế, của các cá nhân thuộc trường hợp phải chịu thuế thu nhập cá nhân, bao gồm các loại thu nhập từ tiền lương, tiền công, thu nhập kinh doanh.

Giảm trừ gia cảnh chỉ được áp dụng đối với các đối tượng chịu thuế có xác định về nơi cư trú, tức có đăng ký thường trú hoặc tạm trú tại Việt Nam.

Đối với mỗi đối tượng chịu thuế khác nhau, thu nhập khác nhau thì sẽ có khoản tiền giảm trừ gia cảnh khác nhau, về thành phần hồ sơ để yêu cầu với cơ quan nhà nước để được hưởng khoản giảm trừ này cũng khác nhau.

Đối tượng giảm trừ gia cảnh

Hiện nay mức giảm trừ gia cảnh được quy định như sau: giảm trừ đối với người phải nộp thuế là 11 triệu đồng/tháng tức là 132 triệu đồng/năm; giảm trừ với mỗi người phụ thuộc của người phải chịu thuế là 4,4 triệu đồng/tháng.

– Giảm trừ gia cảnh sẽ được áp dụng đối với những đối tượng chịu thuế thu nhập cá nhân trong các trường hợp sau:

Thu nhập chịu thuế từ tiền lương tiền công mà người lao động nhận được từ người sử dụng lao động dưới hình thức:

+ Tiền lương, tiền công các khoản có tính chất tiền lương tiền công được nhận dưới hình thức bằng tiền hoặc bằng hình thức khác.

+ Các khoản phụ cấp trợ cấp được tính vào thu nhập chịu thuế.

+ Thu nhập chịu thuế xuất phát từ hoạt động sản xuất kinh doanh gồm:

+ Thu nhập từ các hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ trong lĩnh vực pháp luật quy định, trừ những lĩnh vực được miễn thuế trong hoạt động sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, làm muối, nuôi trồng, đánh bắt thủy sản.

– Thu nhập của các cá nhân có giấy phép hoạt động, chứng chỉ hành nghề từ hoạt động ngành nghề độc lập.

+ Các đối tượng phụ thuộc được xác định như sau:

+ Con đẻ, con nuôi, con riêng của vợ chồng dưới 18 tuổi.

+ Con đẻ, con nuôi, con riêng của vợ chồng trên 18 tuổi không có khả năng lao động.

+ Con đẻ, con nuôi, con riêng của vợ chồng đang đi học không có thu nhập, hoặc thu nhập dưới 1 triệu đồng.

+ Người trong độ tuổi lao động, quá độ tuổi lao động bị khuyết tật không có khả năng lao động không có thu nhập, hoặc thu nhập dưới 1 triệu đồng bao gồm vợ, chồng, cha, mẹ, cá nhân khác mà người nộp thuế phải nuôi dưỡng.

Hồ sơ giảm trừ gia cảnh

Các đối tượng chịu thuế được hưởng giảm trừ gia cảnh phải thực hiện chuẩn bị một bộ hồ sơ giảm trừ gia cảnhnhư sau:

– Tờ khai đăng ký người phụ thuộc giảm trừ gia cảnh theo mẫu tại thông tư số 92/2015/TT-BTC.

– Bản sao chứng minh nhân dân, căn cước công dân, hộ chiếu, hoặc giấy khai sinh.

– Hồ sơ chứng minh người phụ thuộc, với từng đối tượng người phụ thuộc sẽ có thành phần hồ sơ như sau:

+ Người phụ thuộc là con, chuẩn bị  bản chụp giấy khai sinh, bản chụp chứng minh nhân dân, căn cước công dân nếu có.

Trường hợp con trên 18 tuổi bị khuyết tật, không có khả năng lao động cẩn bị thêm bản chụp giấy xác nhận khuyết tật do cơ quan có thẩm quyền cấp.

Trường hợp con đang đi học cần chuẩn bị thêm bản chụp thẻ sinh viên, văn bản xác nhận của nhà trường.

Trường hợp là con nuôi, con riêng, con ngoài giá thú cần có thêm giấy tờ chứng minh quan hệ cha, mẹ, con.

+ Người phụ thuộc là vợ, chồng cần chuẩn bị bản chụp giấy chứng minh nhân dân, bản chụp giấy đăng ký kết hôn, bản chụp sổ hộ khẩu, giấy tờ khác chứng minh quan hệ hôn nhân.

+ Trường hợp người vợ, chồng trong độ tuổi lao động cần cung cấp thêm bản chụp Giấy xác nhận khuyết tật, bản chụp hồ sơ bệnh án, người khuyết tật, người không có khả năng lao động.

+ Người phụ thuộc là cha mẹ cung cấp bản chụp chứng minh nhân dân, giấy tờ chứng minh quan hệ cha, mẹ, con như sổ hộ khẩu, giấy khai sinh,..

+ Trường hợp người cha, mẹ trong độ tuổi lao động cần cung cấp thêm bản chụp Giấy xác nhận khuyết tật, bản chụp hồ sơ bệnh án đối với người khuyết tật, người không có khả năng lao động.

+ Người phụ thuộc khác cung cấp giấy tờ bản chụp giấy chứng minh nhân dân, giấy khai sinh, các giấy tờ khác chứng minh trách nhiệm nuôi dưỡng.

Nộp hồ sơ giảm trừ gia cảnh ở đâu?

Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ giấy tờ cho từng trường hợp người phụ thuộc như chúng tôi đã nêu trên thực hiện nộp hồ theo những cách thức sau:

– Với trường hợp cá nhân tự thực hiện đăng ký thuế với cơ quan thuế, không qua cơ quan chi trả thu nhập sẽ nộp hồ sơ tại những địa điểm như sau:

+ Cá nhân nước ngoài sử dụng tiền viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại của nước ngoài mua hàng hoá, dịch vụ có thuế giá trị gia tăng ở Việt Nam để viện trợ không hoàn lại, viện trợ nhân đạo có địa chỉ thường trú tại Việt Nam nộp tại Cục thuế nơi người đó đăng ký địa chỉ thường trú.

+ Cá nhân cư trú có thu nhập từ tiền lương do các tổ chức Quốc tế, Đại sứ quán, Lãnh sự quán tại Việt Nam chi trả, nhưng tổ chức này chưa thực hiện khấu trừ thuế nộp tại Cục thuế quản lý nơi cá nhân làm việc.

+ Cá nhân cư trú có thu nhập từ tiền lương, tiền công do các tổ chức, cá nhân trả từ nước ngoài nộp tại Cục thuế nơi phát sinh công việc tại Việt Nam.

+ Cá nhân nộp hồ sơ trực tiếp tại chi cục thuế nơi cá nhân nộp hồ sơ kê khai thuế trước đó, tức tại chi cục thuế nơi cá nhân đăng ký thường trú hoặc tạm trú.

– Với trường hợp cá nhân đang làm việc trong cơ quan, tổ chức, ủy quyền cho cơ quan đăng ký thuế cho cá nhân, thì thực hiệnnộp hồ sơ tại đơn vị quản lý thuế trực tiếp cơ quan đó.

Xem thêm: https://luatdanviet.com/bo-me-co-luong-huu-co-duoc-giam-tru-gia-canh

Thời gian giải quyết hồ sơ giảm trừ gia cảnh

Cơ quan có thẩm quyền sẽ giải quyết hồ sơ không quá ba ngày làm việc kể từ ngày cơ quan thuế nhận được hồ sơ đầy đủ theo quy định.

Ngày tiếp nhận hồ sơ của cơ quan thuế được xác định như sau:

– Đối vời hồ sơ bằng giấy, cơ quan thuế sẽ đóng dấu tiếp nhận hồ sơ, trong đó có ghi rõ về thơi gian tiếp nhận hồ sơ, danh mục tài liệu nhận được, công chức thuế viết phiếu hẹn trả kết quả cho người nộp hồ sơ.

Với trường hợp gửi hồ sơ thông qua đường bưu điện, công chức thuế sẽ đóng dấu và ghi ngày nhận hồ sơ và ghi vào sổ văn thư của cơ quan.

Cơ quan quản lý thuế sẽ thực hiện kiểm tra hồ sơ, trường hợp hồ sơ cần bổ sung, phải thông báo ngay cho người nộp hồ sơ với trường hợp nộp trực tiếp tại cơ quan, với trường hợp nộp tại bưu điện thông báo không quá hai ngày làm việc từ ngày nhận hồ sơ.

– Đối với hồ sơ điện tử được xác định là ngày ghi trên Thông báo tiếp nhận hồ sơ đăng ký thuế điện tử của cơ quan thuế gửi cho người nộp thuế qua Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế.

Share:

Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on pinterest
Pinterest
Share on linkedin
LinkedIn
Luật Dân Việt

Luật Dân Việt

Luôn đồng hành và hỗ trợ tư vấn pháp lý tới mọi người !

Tin mới

Bài viết liên quan