Hồ sơ Đăng ký sáng chế từ A đến Z tại Việt Nam

Để nộp đơn đăng ký sáng chế, trước hết người nộp đơn phải chuẩn bị được bộ hồ sơ đăng ký sáng chế tại Việt Nam được quy định tại thông tư 01/2007/BKHCN.

Muốn đăng ký sáng chế cần tiến hành thủ tục như thế nào? Hồ sơ đăng ký gồm những gì? cùng tham khảo bài viết sau đây của Luât Dân Việt để hiểu và trả lời các câu hỏi trên.

Sáng chế là gì?

Sáng chế là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên. Giải pháp kỹ thuật ở đây là tập hợp những thông tin về cách thức và/hoặc phương tiện kỹ thuật nhằm giải quyết một nhiệm vụ cụ thể.

Khi nào cần đăng ký sáng chế?

Chủ sở hữu cần tiến hành thủ tục đăng ký sáng chế trước thời điểm sáng chế được công bố và sử dụng lưu hành trên thị trường bởi điều kiện về tính mới của sáng chế (sáng chế chưa được bộc lộ trước thời điểm nộp đơn) là một trong những 3 điều kiện để 1 sáng chế được bảo hộ khi tiến hành thủ tục đăng ký.

Lý do phải đăng ký sáng chế?

Việc đăng ký sáng chế tại cơ quan chức năng sẽ đảm bảo cho chủ sở hữu sáng chế (nhà sáng chế) có thể bảo vệ được tài sản trí tuệ của mình trước các hành vi xâm phạm của bên khác.

Ngoài ra, việc đăng ký bảo hộ sáng chế còn mang lại những lợi ích sau:

Sáng chế được sử dụng và áp dụng vào cuộc sống để mang lại lợi ích về vật chất cho chủ sở hữu; (nhận được khoản phí thông qua bán sản phẩm sáng chế)

Sáng chế được đăng ký và cấp giấy chứng nhận sẽ giúp nhà sáng chế có thể tiến hành biện pháp pháp lý hành chính hoặc hình sự để xử lý hành vi xâm phạm đối với sáng chế đã đăng ký bởi bên thứ ba;

Khi có tranh chấp xảy ra với bên thứ 3 về chủ sở hữu sáng chếm, việc đăng ký sẽ giúp nhà sáng chế có thể chứng minh được rằng mình là chủ sở hữu duy nhất của sáng chế và sẽ được pháp luật bảo vệ;

Được sử dụng độc quyền sáng chế trong thời gian 20 năm, trong trường hợp không có nhu cầu phát triển sáng chế, chủ sở hữu sáng chế có thể chuyển nhượng sáng chế cho bên thứ 3 để thu chi phí chuyển nhượng;

Hồ sơ đăng ký sáng chế tại Việt Nam gồm những hồ sơ gì, chủ sáng chế phải cung cấp những thông tin gì để hoàn thiện bộ hồ sơ đăng ký sáng chế.

Hồ sơ đăng ký sáng chế tại Việt Nam bao gồm những gì?

Hồ sơ đăng ký sáng chế rất quan trọng và là cơ sở để cục SHTT thẩm định, đánh giá sáng chế có đáp ứng được các yêu cầu bảo hộ hay không trước khi đồng ý cấp giấy chứng nhận đăng ký sáng chế.

Hồ sơ sẽ bao gồm những tài liệu sau:

02 Tờ khai đăng ký sáng chế theo mẫu của Cục SHTT;

02 bản mô tả sáng chế (được viết theo hướng dẫn bao gồm hình ảnh hoặc bản vẽ kỹ thuật);

Bản tóm tắt sáng chế;

Yêu cầu bảo hộ sáng chế;

Chứng từ nộp phí và lệ phí;

Giấy ủy quyền (nếu thực hiện thông qua đai diện sở hữu công nghiệp);

Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên (nếu có)​;

Xem thêm:

Hướng Dẫn Kê Khai Hồ Sơ Đăng Ký Mã Vạch Mới Nhất

Dịch vụ đăng ký logo công ty nhanh gọn

Thẩm định nội dung đơn đăng ký sáng chế

Phạm vi xét nghiệm nội dung đối với đơn sáng chế, giải pháp hữu ích cũng giống như đối với đơn đăng ký nhãn hiệu nhãn hiệu. Tuy nhiên, việc thẩm định nội dung đơn đăng ký sáng chế được dựa trên cơ sở tự nguyện.

– Việc kiểm nghiệm nội dung sáng chế, giải pháp hữu ích khó khăn hơn kiểm nghiệm hình thức vì chúng ta không có đủ khả năng kiểm nghiệm nội dung cho tất cả các loại sáng chế, nhất là các ngành công nghệ cao như điện tử, hoá chất. Để kiểm nghiệm nội dung đối tượng này cần phải có các chuyên gia tầm cỡ “một người trung bình trong cùng ngành kỹ thuật tương ứng.” Hiện nay trên thế giới chỉ có vài chục cơ quan patent (sáng chế) có đủ các chuyên gia như vậy (Ví dụ USPTO của Hoa Kỳ, EPO của Châu Âu, JPO của Nhật Bản)

– Ứng với một điểm thuộc yêu cầu bảo hộ, GPKT được coi là có trình độ sáng tạo nếu việc đưa dấu hiệu cơ bản khác biệt vào tập hợp các dấu hiệu cơ bản của GPKT là kết quả của hoạt động sáng tạo và không phải là kết quả hiển nhiên của hiểu biết thông thường trong lĩnh vực kỹ thuật tương ứng. GPKT bị coi là không có trình độ sáng tạo nếu các dấu hiệu cơ bản khác biệt mang tính hiển nhiên. Có nghĩa là bất kỳ một người nào có hiểu biết trung bình thuộc lĩnh vực tương ứng cũng biết rằng để thực hiện chức năng đã định hoặc để đạt được mục đích đã định tất yếu phải sử dụng tập hợp các dấu hiệu đó và ngược lại khi sử dụng tập hợp các dấu hiệu đó thì tất yếu phải đạt được mục đích hoặc thực hiện được chức năng tương ứng. Ví dụ, một cục phấn kết hợp với giẻ lau sẽ ra được “dụng cụ vừa viết vừa xoá.” GPKT cũng không có tính sáng tạo nếu là sự kết hợp đơn giản của các GPKT đã biết với chức năng, mục đích và hiệu quả cũng là sự kết hợp đơn giản chức năng, mục đích và hiệu quả của từng GPKT đã biết.

Ví dụ sự kết hợp giữa dao và kéo để trở thành dao đa năng Trường hợp phổ biến bị tự chối nhất của GPKT là các dấu hiệu cơ bản đồng nhất hoặc tương đương dấu hiệu cơ bản của GPKT nào đó đã biết. Ở đây, hai dấu hiệu được coi là đồng nhất nếu có cùng bản chất. Hai dấu hiệu được coi là tương đương nếu có bản chất tương tự nhau, có cùng mục đích và cách thức đạt được mục đích cơ bản là giống nhau. Ví dụ GPKT “bàn gắn bánh xe” có dấu hiệu cơ bản khác biệt là “bánh xe”. Dấu hiệu này trùng với dấu hiệu “bánh xe” của GPKT “ghế gắn bánh xe”. Như vậy GPKT về chiếc bàn gắn bánh xe sẽ không được bảo hộ dưới dạng sáng chế.

– Khi kiểm nghiệm đơn sáng chế, nếu thấy đơn không đủ tiêu chuẩn bảo hộ, Cục SHTT sẽ yêu cầu chủ thể nộp đơn sửa thành đơn giải pháp hữu ích và ngược lại, người làm đơn cũng có thể sửa đổi đơn của mình thành đơn sáng chế nếu thấy đủ điều kiện. Trong quá trình kiểm nghiệm, các chủ thể có thể sửa đổi nội dung của đơn, nhưng không được làm thay đổi nội dung và khối lượng bảo hộ. Quy định như vậy là để tránh tình trạng “nộp đơn giữ chỗ”, rồi sau đó sẽ bổ sung cho đủ điều kiện để cấp bằng. Một vài nước trên thế giới (như Hoa Kỳ) vẫn cho phép tình trạng “nộp đơn giữ chỗ” như vậy.

Share:

Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on pinterest
Pinterest
Share on linkedin
LinkedIn
Luật Dân Việt

Luật Dân Việt

Luôn đồng hành và hỗ trợ tư vấn pháp lý tới mọi người !

Tin mới

Bài viết liên quan