Hồ Sơ Đăng Ký Kiểu Dáng Công Nghiệp Theo Đúng Quy Định Pháp Luật

Luật Dân Việt cung cấp dịch vụ tư vấn đăng ký kiểu dáng công nghiệp và lập hồ sơ đăng ký kiểu dáng công nghiệp giúp quý khách hàng hoàn toàn có thể yên tâm bảo vệ được tài sản trí tuệ của mình.

Đăng ký kiểu dáng công nghiệp là gì?

– Kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của sản phẩm, được thể hiện bằng đường nét, hình khối, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố đó, có tính mới đối với thế giới và dùng làm mẫu để chế tạo sản phẩm công nghiệp hoặc thủ công nghiệp.

–  Một kiểu dáng công nghiệp được cho là mới nếu nó khác biệt rõ ràng với các kiểu dáng công nghiệp khác mà đã được công bố rộng rãi bằng cách sử dụng họăc bằng các phương tiện mô tả bằng văn bản hoặc dưới bất kỳ hình thức nào dù ở trong hay ngoài nước Việt Nam trước ngày nộp đơn hồ sơ đăng ký kiểu dáng công nghiệp.

–  Một kiểu dáng công nghiệp được cho là có tính sáng tạo nếu dựa trên kiểu dáng công nghiệp đã được công bố rộng rãi bằng cách sử dụng họăc bằng các phương tiện mô tả bằng văn bản hoặc dưới bất kỳ hình thức nào dù ở trong hay ngoài nước Việt Nam trước ngày nộp đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp, kiểu dáng công nghiệp không thể dễ dàng được tạo ra bởi 1 người với kiến thức trung bình về nghệ thuật.

–  Một kiểu dáng công nghiệp được cho là dễ ứng dụng công nghiệp nếu nó có thể được sử dụng như là 1 mô hình cho sản xuất hàng loạt các sản phẩm với hình dáng bên ngoài  thể hiện rõ được kiểu dáng công nghiệp đó bằng các phương pháp công nghiệp hoặc thủ công

Hồ sơ đăng ký kiểu dáng công nghiệp từ A đến Z gồm những gì?

+  Tờ khai yêu cầu cấp Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp (Tờ khai) được làm theo Mẫu do Cục SHTT ban hành;

+  Bản mô tả kiểu dáng công nghiệp;

+  Bộ ảnh chụp hoặc bộ ảnh vẽ kiểu dáng công nghiệp;

+  Tài liệu xác nhận quyền nộp đơn hợp pháp, nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền nộp đơn của người khác (Giấy chứng nhận quyền thừa kế; Giấy chứng nhận hoặc Thoả thuận chuyển giao quyền nộp đơn; Hợp đồng giao việc hoặc Hợp đồng lao động), gồm một (1) bản;

+  Tài liệu xác nhận quyền sở hữu nhãn hiệu, nếu kiểu dáng công nghiệp có chứa nhãn hiệu, gồm một (1) bản;

+  Giấy uỷ quyền (nếu cần);

+  Bản sao đơn đầu tiên hoặc tài liệu chứng nhận trưng bày tại triển lãm, nếu trong đơn có yêu cầu được hưởng quyền ưu tiên theo Điều ước quốc tế, gồm một (1) bản;

+  Chứng từ nộp phí nộp đơn và phói công bố đơn, gồm một (1) bản.

+  Bản tiếng Việt của bản mô tả kiểu dáng công nghiệp, nếu trong đơn đã có bản tiếng Anh/Pháp/Nga của tài liệu đó;

+  Tài liệu xác nhận quyền sơ hữu nhãn hiệu;

Thêm một số lưu ý về hồ sơ đăng ký như sau:

+  Bản gốc của Giấy uỷ quyền, nếu trong đơn đã có bản sao;

+  Bản sao đơn đầu tiên hoặc tài liệu chứng nhận trưng bày tại triển lãm, kể cả bản dịch ra tiếng Việt.

+  Bản mô tả kiểu dáng công nghiệp phải trình bày đầy đủ, rõ ràng bản chất của kiểu dáng công nghiệp và phải phù hợp với bộ ảnh chụp hoặc bộ hình vẽ và bao gồm các nội dung sau:

+  Tên sản phẩm hoặc bộ phận sản phẩm mang kiểu dáng công nghiệp;

+  Chỉ số Phân loại kiểu dáng công nghiệp Quốc tế (theo Thoả ước Locarno);

+  Lĩnh vực sử dụng của sản phẩm mang kiểu dáng công nghiệp;

+  Các kiểu dáng công nghiệp tương tự đã biết;

+  Liệt kê ảnh chụp hoặc hình vẽ;

+  Bản chất của kiểu dáng công nghiệp, trong đó cần nêu rõ đặc điểm tạo dáng cơ bản của kiểu dáng công nghiệp yêu cầu bảo hộ khác biệt với kiểu dáng công nghiệp tương tự đã biết;

+  Bộ ảnh chụp hoặc hình vẽ phải thể hiện đầy đủ bản chất của kiểu dáng công nghiệp như đã được mô tả nhằm xác định phạm vi (khối lượng) bảo hộ kiểu dáng công nghiệp đó. ảnh chụp/hình vẽ phải rõ ràng và sắc nét, không được lẫn các sản phẩm khác với sản phẩm mang kiểu dáng công nghiệp yêu cầu bảo hộ. Tất cả các ảnh chụp/hình vẽ phải theo cùng một tỉ lệ. Kích thước mỗi ảnh chụp/hình vẽ không được nhỏ hơn (90 x 120)mm và không được lớn hơn (210 x 297) mm.

Xem thêm:

Cách Đăng Ký Mã Vạch Hàng Hóa Như Thế Nào Đúng Quy Định?

Hướng Dẫn Kê Khai Hồ Sơ Đăng Ký Mã Vạch Mới Nhất

Dịch vụ đăng ký kiểu dáng công nghiệp tại Luật Dân Việt

Tư vấn thủ tục, hồ sơ đăng ký kiểu dáng công nghiệp:

Công ty chúng tôi sẽ tư vấn miễn phí cho khách hàng toàn bộ hành lang pháp lý liên quan đến hoạt động Đăng ký kiểu dáng công nghiệp như:

–  Tư vấn và tiến hành các thủ tục pháp lý ghi nhận chuyển giao đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp

–  Tư vấn và tiến hành các thủ tục pháp lý ghi nhận sửa đổi liên quan đến đơn xin đăng ký kiểu dáng công nghiệp, ví dụ như: tên, địa chỉ của người nộp đơn

–  Tư vấn và tiến hành các thủ tục pháp lý ghi nhận sửa đổi liên quan đến Văn bằng bảo hộ kiểu dáng công nghiệp trên cơ sở chuyển nhượng quyền sở hữu, sáp nhập công ty; ghi nhận đổi tên, địa chỉ chủ Văn bằng bảo hộ.

Đại diện hoàn tất các thủ tục Đăng ký kiểu dáng công nghiệp cho khách hàng:

–  Sau khi ký hợp đồng dịch vụ công ty chúng tôi sẽ tiến hành soạn hồ sơ Đăng ký kiểu dáng công nghiệp cho khách hàng;

–  Đại diện lên Cục Sở Hữu Trí Tuệ để nộp hồ sơ Đăng ký kiểu dáng công nghiệp cho khách hàng;.

–  Nhận giấy chứng nhận Đăng ký kiểu dáng công nghiệp tại Cục Sở Hữu Trí Tuệ.

Để biết thêm chi tiết về hồ sơ đăng ký kiểu dáng công nghiệp hoặc dịch vụ đăng ký kiểu dáng công nghiệp, Quý khách hàng xin vui lòng liên hệ thông tin bên dưới để được tư vấn và báo giá dịch vụ cho bạn:

Share:

Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on pinterest
Pinterest
Share on linkedin
LinkedIn
Luật Dân Việt

Luật Dân Việt

Luôn đồng hành và hỗ trợ tư vấn pháp lý tới mọi người !

Tin mới

Bài viết liên quan