Giấy phép An toàn thực phẩm cho cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm – Phần 2

Luật Dân Việt với kinh nghiệm lâu năm xin giấy phép an toàn thực phẩm cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, chúng tôi tự hào khi nhận được sự tín nhiệm không nhỏ từ Quý khách hàng

Việc xin Giấy phép an toàn thực phẩm là cần thiết và bắt buộc để đảm bảo đúng quy trình, thủ tục theo luật định. Hơn nữa, Giấy phép an toàn thực phẩm còn giúp doanh nghiệp tạo niềm tin nhất định với những khách hàng khó tính nhất. Ở phần này, chúng tôi xin giới thiệu với Quý khách hàng thủ tục xin GP An toàn thực phẩm cho cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm thường như thịt, cá, rau củ quả và các sản phẩm chế biến từ thịt.

1.  Thẩm quyền cấp Giấy phép đủ điều kiện an toàn thực phẩm

Theo thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNN-BCT ngày 09/04/2014 hướng dẫn việc phân công, phối hợp trong quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm, Bộ Y Tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công thương, mỗi Bộ sẽ quản lý một số mặt hàng thực phẩm khác nhau.

Cục An toàn thực phẩm – Bộ Y tế, Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan đầu mối tham mưu và tổ chức thực hiện việc xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ cho các cơ quan quản lý nhà nước của ngành ở Trung ương và địa phương theo nguyên tắc cấp nào cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho cơ sở sản xuất, kinh doanh thì cấp đó có quyền cấp giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm.

Vụ Khoa học và Công nghệ – Bộ Công Thương là cơ quan đầu mối tham mưu cho Bộ trưởng Bộ Công Thương chỉ định các cơ quan, đơn vị hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp thực phẩm của ngành công thương thực hiện việc xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm.

2.  Điều kiện cấp Giấy phép an toàn thực phẩm

2.1  Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải bảo đảm các điều kiện sau đây

  1. a)  Có địa điểm, diện tích thích hợp, có khoảng cách an toàn đối với nguồn gây độc hại, nguồn gây ô nhiễm và các yếu tố gây hại khác;
  2. b)  Có đủ nước đạt quy chuẩn kỹ thuật phục vụ sản xuất, kinh doanh thực phẩm;
  3. c)  Có đủ trang thiết bị phù hợp để xử lý nguyên liệu, chế biến, đóng gói, bảo quản và vận chuyển các loại thực phẩm khác nhau; có đủ trang thiết bị, dụng cụ, phương tiện rửa và khử trùng, nước sát trùng, thiết bị phòng, chống côn trùng và động vật gây hại;
  4. d) Có hệ thống xử lý chất thải và được vận hành thường xuyên theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường (Đối với cơ sở sản xuất);

đ) Duy trì các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm và lưu giữ hồ sơ về nguồn gốc, xuất xứ nguyên liệu thực phẩm và các tài liệu khác về toàn bộ quá trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm;

  1. e) Tuân thủ quy định về sức khoẻ, kiến thức và thực hành của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

2.2  Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải bảo đảm các điều kiện về bảo quản thực phẩm sau đây

  1. a)  Nơi bảo quản và phương tiện bảo quản phải có diện tích đủ rộng để bảo quản từng loại thực phẩm riêng biệt, có thể thực hiện kỹ thuật xếp dỡ an toàn và chính xác, bảo đảm vệ sinh trong quá trình bảo quản;
  2. b)  Ngăn ngừa được ảnh hưởng của nhiệt độ, độ ẩm, côn trùng, động vật, bụi bẩn, mùi lạ và các tác động xấu của môi trường; bảo đảm đủ ánh sáng; có thiết bị chuyên dụng điều chỉnh nhiệt độ, độ ẩm và các điều kiện khí hậu khác, thiết bị thông gió và các điều kiện bảo quản đặc biệt khác theo yêu cầu của từng loại thực phẩm;
  3. c) Tuân thủ các quy định về bảo quản của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

Doanh nghiệp xin Giấy phép an toàn thực phẩm cần đăng ký ngành, nghề kinh doanh thực phẩm trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

Xem thêm:

Giấy phép Tư vấn du học

Giấy phép Bán buôn rượu

3. Thủ tục cấp Giấy phép An toàn thực phẩm

3.1  Tài liệu Quý khách hàng cần cung cấp

–  02 Bản sao chứng thực GCN Đăng ký kinh doanh có ngành nghề sản xuất, kinh doanh thực phẩm phù hợp;

–  Bản sao chứng minh thư và ảnh 4×6 của người đại diện theo pháp luật và nhân viên công ty;

–  Thông tin về cơ sở vật chất, trang thiết bị;

–  Bản vẽ sơ đồ khu vực sản xuất, kinh doanh và khu vực xung quanh;

3.2  Quy trình thực hiện công việc của Luật Dân Việt

Sau khi nhận được đầy đủ thông tin, tài liệu do Quý khách hàng cung cấp như mục 3.1 nêu trên, Luật Dân Việt sẽ thực hiện các công việc sau:

–  Làm giấy tập huấn và giấy khám sức khỏe theo danh sách Quý khách hàng cung cấp;

–  Soạn hồ sơ theo quy định để khách hàng ký, đóng dấu;

–  Nộp hồ sơ xin GP An toàn thực phẩm tại Cơ quan có thẩm quyền;

3.3  Thời gian thực hiện công việc

Thời gian xin Giấy phép an toàn thực phẩm cho cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm là 25 ngày làm việc (không bao gồm thời gian làm giấy tập huấn và giấy khám sức khỏe).

Share:

Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on pinterest
Pinterest
Share on linkedin
LinkedIn
Luật Dân Việt

Luật Dân Việt

Luôn đồng hành và hỗ trợ tư vấn pháp lý tới mọi người !

Tin mới

Bài viết liên quan