Giấy phép An toàn thực phẩm cho cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm

Với kinh nghiệm nhiều năm năm xin giấy phép an toàn thực phẩm cho các cơ sở kinh doanh, sản xuất thực phẩm. Luật Dân Việt tự hào khi nhận được sự tin tưởng từ phía khách hàng.

Việc xin Giấy phép an toàn thực phẩm là cần thiết và bắt buộc để đảm bảo đúng quy trình, thủ tục theo luật định. Hơn nữa, Giấy phép an toàn thực phẩm còn giúp doanh nghiệp tạo niềm tin nhất định với những khách hàng khó tính nhất. Ở bài viết này, chúng tôi xin giới thiệu với Quý khách hàng thủ tục xin Giấy phép An toàn thực phẩm cho cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm chức năng, thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng.

1.  Thực phẩm chức năng, Thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng là gì?

Thực phẩm chức năng là thực phẩm dùng để hỗ trợ chức năng của cơ thể con người, tạo cho cơ thể tình trạng thoải mái, tăng sức đề kháng, giảm bớt nguy cơ mắc bệnh, bao gồm thực phẩm bổ sung, thực phẩm bảo vệ sức khoẻ, thực phẩm dinh dưỡng y học

Thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng là thực phẩm được bổ sung vitamin, chất khoáng, chất vi lượng nhằm phòng ngừa, khắc phục sự thiếu hụt các chất đó đối với sức khỏe cộng đồng hay nhóm đối tượng cụ thể trong cộng đồng.

2.  Tại sao cần xin Giấy phép an toàn thực phẩm cho việc sản xuất, kinh doanh hai loại thực phẩm trên?

Thực phẩm chức năng, thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng tuy là sản phẩm bổ trợ cho sức khỏe con người nhưng ảnh hưởng rất lớn và trực tiếp đến sức khỏe nếu sản phẩm không đảm bảo. Việc sản xuất hay bảo quản thực phẩm chức năng, thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng đều phải tuân thủ quy trình nghiêm ngặt. Nếu việc sản xuất cần khép kín để sản phẩm không bị vi sinh vật, nấm mốc có hại đến sản phẩm thì việc bảo quản lại cần giữ cho nhiệt độ, độ ẩm được ổn định theo yêu cầu nhà sản xuất để không làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.

Việc xin Giấy phép an toàn thực phẩm là để chứng minh cho cơ quan nhà nước, chứng minh cho người tiêu dùng thấy được rằng sản phẩm của doanh nghiệp đảm bảo an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng.

3.  Điều kiện để được cấp Giấy phép an toàn thực phẩm

3.1 Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải bảo đảm các điều kiện sau đây

  1. a)  Có địa điểm, diện tích thích hợp, có khoảng cách an toàn đối với nguồn gây độc hại, nguồn gây ô nhiễm và các yếu tố gây hại khác;
  2. b)  Có đủ nước đạt quy chuẩn kỹ thuật phục vụ sản xuất, kinh doanh thực phẩm;
  3. c)  Có đủ trang thiết bị phù hợp để xử lý nguyên liệu, chế biến, đóng gói, bảo quản và vận chuyển các loại thực phẩm khác nhau; có đủ trang thiết bị, dụng cụ, phương tiện rửa và khử trùng, nước sát trùng, thiết bị phòng, chống côn trùng và động vật gây hại;
  4. d)  Có hệ thống xử lý chất thải và được vận hành thường xuyên theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường (Đối với cơ sở sản xuất);

đ)  Duy trì các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm và lưu giữ hồ sơ về nguồn gốc, xuất xứ nguyên liệu thực phẩm và các tài liệu khác về toàn bộ quá trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm;

  1. e)  Tuân thủ quy định về sức khoẻ, kiến thức và thực hành của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

3.2  Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải bảo đảm các điều kiện về bảo quản thực phẩm sau đây

  1. a)  Nơi bảo quản và phương tiện bảo quản phải có diện tích đủ rộng để bảo quản từng loại thực phẩm riêng biệt, có thể thực hiện kỹ thuật xếp dỡ an toàn và chính xác, bảo đảm vệ sinh trong quá trình bảo quản;
  2. b)  Ngăn ngừa được ảnh hưởng của nhiệt độ, độ ẩm, côn trùng, động vật, bụi bẩn, mùi lạ và các tác động xấu của môi trường; bảo đảm đủ ánh sáng; có thiết bị chuyên dụng điều chỉnh nhiệt độ, độ ẩm và các điều kiện khí hậu khác, thiết bị thông gió và các điều kiện bảo quản đặc biệt khác theo yêu cầu của từng loại thực phẩm;
  3. c)  Tuân thủ các quy định về bảo quản của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

Doanh nghiệp xin Giấy phép an toàn thực phẩm cần đăng ký ngành, nghề kinh doanh thực phẩm trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

Xem thêm:

Điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm

Giấy phép lao động cho người nước ngoài

4.  Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm

4.1  Tài liệu khách hàng cần cung cấp

Hiện nay, việc nộp hồ sơ xin cấp Giấy phép An toàn thực phẩm được thực hiện online trên cổng thông tin trực tuyến của Cục An toàn thực phẩm, do đó, Quý khách hàng cần cung cấp cho chúng tôi những tài liệu và thông tin sau:

–  Bản scan GCN Đăng ký kinh doanh có ngành nghề sản xuất, kinh doanh thực phẩm phù hợp;

–  01 Bản sao chứng thực chứng minh thư, 01 ảnh 4×6 cm của Người đại diện theo pháp luật và nhân viên sản xuất, kinh doanh;

–  Thông tin về cơ sở vật chất, trang thiết bị;

–  Bản vẽ sơ đồ khu vực sản xuất, kinh doanh và khu vực xung quanh;

4.2 Quy trình thực hiện công việc của Luật Dân Việt

Sau khi nhận được đầy đủ thông tin, tài liệu do Quý khách hàng cung cấp như mục 4.1 nêu trên, Luật Dân Việt sẽ thực hiện các công việc sau:

–  Làm giấy tập huấn và giấy khám sức khỏe theo danh sách Quý khách hàng cung cấp;

–  Đăng ký tài khoản trên hệ thống của Cục An toàn thực phẩm;

–  Soạn hồ sơ theo quy định để khách hàng ký, đóng dấu;

4.3 Thời gian thực hiện công việc

Thời gian xin Giấy phép an toàn thực phẩm cho cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm chức năng, thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng là 25 ngày làm việc (không bao gồm thời gian làm giấy tập huấn và giấy khám sức khỏe).

Share:

Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on pinterest
Pinterest
Share on linkedin
LinkedIn
Luật Dân Việt

Luật Dân Việt

Luôn đồng hành và hỗ trợ tư vấn pháp lý tới mọi người !

Tin mới

Bài viết liên quan