Gia hạn Hợp đồng lao động

Có không ít trường hợp lao động nữ mang thai khi chuẩn bị chấm dứt Hợp đồng lao động (HĐLĐ), điều này khiến người lao động băn khoăn không biết mình có thể ký tiếp HĐLĐ và được hưởng đầy đủ các chế độ, quyền lợi dành cho lao động nữ khi mang thai hay không?

Câu hỏi: Chào luatdanviet.com ! Em làm công ty ký hợp đồng 01 năm nhưng em mới làm được 10 tháng thì có thai. Vậy cho em hỏi em làm thêm 02 tháng nữa hết hợp đồng có được ký tiếp không và có được tiền thai sản không?- (Nguyễn Thanh Bích, nguyen…1@gmail.com)

Đang mang thai có đương nhiên được gia hạn HĐLĐ?

Người sử dụng lao động không được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với lao động nữ vì lý do kết hôn, mang thai… (theo khoản 3 Điều 155 Bộ luật Lao động 2012).

Do đó, người sử dụng lao động không được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với lao động nữ vì lý do mang thai.

Tuy nhiên, sau khi HĐLĐ hết hạn phía công ty có quyền chấm dứt HĐLĐ với bạn theo quy định tại khoản 1 Điều 34 Bộ luật Lao động 2019. Đây là một trong các trường hợp chấm dứt HĐLĐ mà không phụ thuộc vào việc bạn đang mang thai.

Căn cứ theo theo quy định tại khoản 2 Điều 20 Bộ luật Lao động 2019, khi HĐLĐ hết hạn mà bạn vẫn tiếp tục làm việc thì bạn có thể thỏa thuận với bên sử dụng lao động để gia hạn HĐLĐ bằng việc ký kết HĐLĐ mới trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày HĐLĐ hết hạn.

Trường hợp ký kết hợp đồng lao động mới là hợp đồng lao động xác định thời hạn thì cũng chỉ được ký thêm 01 lần.

Gia hạn Hợp đồng lao động với lao động nữa mang thai (Ảnh minh họa)

Chế độ thai sản đối với lao động nữ mang thai

Theo Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về đối tượng áp dụng chế độ thai sản, trong đó gồm:

– Người làm việc (NLĐ) theo HĐLĐ không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 3 tháng đến dưới 12 tháng;

– Người làm việc theo HĐLĐ có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;…

    • Điều kiện hưởng chế độ thai sản

 

Theo quy định tại Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, NLĐ nữ mang thai, NLĐ nữ sinh con tham gia BHXH bắt buộc được hưởng chế độ thai sản.

Tuy nhiên, cần lưu ý về thời gian tham gia BHXH để được hưởng chế độ này đó là lao động nữ sinh con, nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi hay người mang thai hộ và người nhờ mang thai hộ phải đóng BHXH từ đủ 06 tháng trở lên trong 12 tháng trước khi sinh hoặc nhận nuôi con nuôi.

Ngoài ra, người lao động đáp ứng đủ các điều kiện nêu trên mà chấm dứt hợp đồng lao động hoặc thôi việc trước khi sinh hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ này.

    • Mức hưởng chế độ thai sản

 

Chế độ thai sản gồm:

+ Tiền trợ cấp một lần khi sinh con:

Theo Điều 38 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, lao động nữ sinh con sẽ được hưởng tiền thai sản, bao gồm:

Trợ cấp một lần = Mức lương cơ sở x 2

Năm 2021, mức lương cơ sở là 1,49 triệu đồng/tháng. Do đó, mức trợ cấp một lần khi sinh còn là: 1,49 triệu đồng x 2 = 2,96 triệu đồng.

+ Tiền chế độ thai sản:

Theo Điều 39 Luật Bảo hiểm xã hội 2014:

Mức hưởng hàng tháng = 100% x Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH 06 tháng trước khi nghỉ việc

Trường hợp chưa đóng đủ 06 tháng thì mức hưởng được tính theo mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng.

Như vậy, với vấn đề của bạn, để được hưởng chế độ thai sản bạn cần đáp ứng về điều kiện làm việc từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, đồng thời tham gia BHXH bắt buộc từ đủ 06 tháng trở lên trong 12 tháng trước khi sinh.

Ngoài ra, nếu bạn thôi việc trước khi sinh thì vẫn được hưởng chế độ thai sản theo khoản 4 Điều 31 Luật BHXH 2014. Trường hợp bạn vẫn mong muốn được tiếp tục làm việc có thể thỏa thuận với bên sử dụng lao động để ký kết hợp đồng lao động mới và để đảm bảo tốt hơn quyền lợi của mình khi sinh con.

Share:

Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on pinterest
Pinterest
Share on linkedin
LinkedIn
Luật Dân Việt

Luật Dân Việt

Luôn đồng hành và hỗ trợ tư vấn pháp lý tới mọi người !

Tin mới

Bài viết liên quan