Dùng chức danh và chức vụ như thế nào cho đúng?

Chức danh và chức vụ thường được sử dụng cùng nhau, rất dễ nhầm lẫn và khó phân biệt. Vậy chức danh và chức vụ là gì, phân biệt chúng ra sao?

Chức danh là gì? Chức vụ là gì?

Căn Điều 3 Nghị định 92/2009/NĐ-CP, có thể hiểu đơn giản:

– Chức danh gắn với công việc

Ví dụ: Bác sĩ, Kế toán, Cán bộ tư pháp, Bác sĩ, Phát thanh viên…

– Chức vụ gắn với quyền quản lý. Chức vụ có được là do bổ nhiệm, do bầu cử, do hợp đồng hoặc một hình thức khác.

Ví dụ: Chủ tịch, Thủ tướng, Tổng Giám đốc, Giám đốc, Trưởng phòng, Phó phòng…

dung-chuc-danh-chuc-vu-cho-dung

Phân biệt chức danh và chức vụ

Tiêu chí

Chức danh

Chức vụ

Về sự công nhận

Được xã hội công nhận

Được xã hội và quan trọng hơn là cơ quan, tổ chức công nhận

Về nhiệm vụ

Thực hiện nhiệm vụ gắn với tên gọi, như giáo viên (giảng dạy), bác sĩ (khám, chữa bệnh),

Thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau gắn với quyền quản lý

Về đơn vị quản lý

Có thể được quản lý bởi cơ quan, tổ chức hoặc không

Phải được quản lý bởi một cơ quan, tổ chức nhất định

Nhân viên là chức vụ hay chức danh?

Theo các tiêu chí phân biệt tại bảng trên sẽ thấy, người có chức vụ là người có vị trí, vai trò quan trọng trong cơ quan, tổ chức. Do đó, nhân viên là chức danh không phải chức vụ.

Hiệu trưởng là chức danh hay chức vụ?

Có thể thấy hiệu trưởng nắm giữ nhiều quyền hạn, chức năng, nhiệm vụ quản lý trong trường học, thông qua các quy trình thủ tục để được bổ nhiệm, theo đó, hiệu trưởng là chức vụ.

Người được bổ nhiệm làm hiệu trưởng phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật nhưng trước tiên người này phải là một giáo viên. Mà giáo viên là chức danh, do vậy, hiệu trưởng cũng là chức danh.

Tuy nhiên, hiệu trưởng là chức danh khi chưa có người được bổ nhiệm, còn khi đã có người được bổ nhiệm, chức danh hiệu trưởng đã có “chủ” thì đó là chức vụ. Do đó, hiệu trưởng vừa là chức danh vừa là chức vụ, việc sử dụng chức danh hay chức vụ tùy thuộc vào hoàn cảnh dùng.

Kết luận:

– Việc dùng chức danh và chức vụ vẫn chưa được quy định cụ thể, nhưng tựu chung, chức danh gắn với công việc còn chức vụ gắn với quyền quản lý.

– Trong nhiều trường hợp, cùng một vị trí nhưng khi chưa được bầu, bổ nhiệm thì là còn khi đã có người được bầu, bổ nhiệm thì là chức vụ, nói cách khác chức danh là chức vụ không gắn với một người cụ thể nào còn chức vụ là chức danh đã có “chủ” – như trường hợp Hiệu trưởng, Chủ tịch Hội đồng nhân dân các cấp…

Xem thêm:

Sổ hồng là gì? Sổ hồng và Sổ đỏ sổ nào giá trị hơn?

Thời hạn là gì? Cách tính thời hạn trong dân sự thế nào?

Share:

Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on pinterest
Pinterest
Share on linkedin
LinkedIn
Luật Dân Việt

Luật Dân Việt

Luôn đồng hành và hỗ trợ tư vấn pháp lý tới mọi người !

Tin mới

Bài viết liên quan