Đổi tên có phải làm lại toàn bộ giấy tờ không?

Sau khi đổi tên mới, có cần làm lại các loại giấy tờ như bằng lái xe, chứng chỉ, bằng tốt nghiệp… cũ đã cấp không?

Đổi tên có phải làm lại toàn bộ giấy tờ không?

Câu hỏi: Cho tôi hỏi, sau khi đổi tên thì các loại chứng chỉ, bằng cấp còn giá trị không? Có phải làm lại toàn bộ giấy bằng cấp, giấy phép lái xe, bằng lái theo tên mới không? – Trần Minh Ánh (tranmi…@gmail.com).

Trả lời:

Tại khoản 3 Điều 28 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau:

 

Việc thay đổi tên của cá nhân không làm thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự được xác lập theo tên cũ.

 

Theo quy định trên, sau khi đổi tên, các loại giấy tờ lấy tên cũ vẫn sẽ có giá trị. 

Đối với các văn bằng, chứng chỉ cấp theo tên cũ, căn cứ Điều 21 Quy chế ban hành kèm Thông tư 21/2019/TT-BGDĐT, người đã đổi tên (thay đổi hộ tịch) có quyền chỉnh sửa lại bằng đại học đã cấp theo thông tin mới. Việc đổi chỉnh sửa bằng đại học là không bắt buộc, có thể thực hiện hoặc không.

Ngoài ra, trường hợp bị kiểm tra giấy tờ khi tham gia giao thông, việc sai lệch thông tin trong các giấy tờ này với các giấy tờ nhân thân như chứng minh thư hoặc căn cước công dân có thể sẽ gây khó xử cho cả người kiểm tra và bị kiểm tra. Vì vậy, nên làm thủ tục cấp đổi giấy phép lái xe, giấy đăng ký xe.

doi ten co phai lam lai toan bo giay to khong

Đổi tên có phải làm lại toàn bộ giấy tờ không? (Ảnh minh họa)

Thủ tục đổi tên trong bằng tốt nghiệp thực hiện như thế nào?

Câu hỏi: Trước đây, em tên là Lê Thị Mạ. Sau khi tốt nghiệp đại học xong thì em đi đổi tên là Lê Thanh Mai. Em muốn xin cấp lại bằng đại học theo tên mới có được không? Nếu được thì làm thế nào? – Lê Thanh Mai (Hà Nội).

Trả lời:

Thay đổi tên là một trong những thủ tục thay đổi hộ tịch. Tại Điều 21 Quy chế ban hành kèm Thông tư 21/2019/TT-BGDĐT quy định:

 

Người được cấp văn bằng, chứng chỉ có quyền yêu cầu chỉnh sửa nội dung ghi trên văn bằng, chứng chỉ trong các trường hợp sau:

 

1. Được cơ quan có thẩm quyền quyết định thay đổi hoặc cải chính hộ tịch…

 

Theo quy định trên, người thay đổi tên khi đã cấp bằng đại học có thể yêu cầu chỉnh sửa lại bằng đại học đã cấp theo tên mới.

Căn cứ theo Điều 23 Quy chế ban hành kèm Thông tư 21/2019/TT-BGDĐT, thủ tục chỉnh sửa tên trong bằng đại học thực hiện như sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ:

Hồ sơ đề nghị chỉnh sửa nội dung văn bằng, chứng chỉ bao gồm:

– Đơn đề nghị chỉnh sửa nội dung văn bằng, chứng chỉ;

– Văn bằng, chứng chỉ đề nghị chỉnh sửa;

– Trích lục hoặc quyết định thay đổi hoặc cải chính hộ tịch;

– Giấy khai sinh;

– Giấy chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân hoặc hộ chiếu hoặc giấy tờ tùy thân hợp pháp khác có ảnh của người được cấp văn bằng, chứng chỉ. Thông tin ghi trên các giấy tờ này phải phù hợp với đề nghị chỉnh sửa nội dung văn bằng, chứng chỉ.

Các tài liệu trên là bản sao từ sổ gốc hoặc bản sao được chứng thực từ bản chính.

Trường hợp tài liệu trong hồ sơ là bản sao không có chứng thực thì người đề nghị chỉnh sửa văn bằng, chứng chỉ phải xuất trình bản chính để người tiếp nhận hồ sơ đối chiếu; người tiếp nhận hồ sơ phải ký xác nhận, ghi rõ họ tên vào bản sao và chịu trách nhiệm về tính chính xác của bản sao so với bản chính.

Bước 2: Nộp hồ sơ

Người đề nghị chỉnh sửa nội dung văn bằng, chứng chỉ nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện 01 bộ hồ sơ theo quy định cho cơ quan có thẩm quyền chỉnh sửa nội dung văn bằng, chứng chỉ.

Bước 3: Giải quyết hồ sơ

Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền chỉnh sửa nội dung văn bằng, chứng chỉ xem xét quyết định việc chỉnh sửa; nếu không chỉnh sửa thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Bước 4: Nhận quyết định chỉnh sửa tên trong văn bằng, chứng chỉ

– Việc chỉnh sửa nội dung văn bằng, chứng chỉ được thực hiện bằng quyết định chỉnh sửa; không chỉnh sửa trực tiếp trong văn bằng, chứng chỉ. Quyết định chỉnh sửa phải được lưu trong hồ sơ cấp văn bằng, chứng chỉ.

– Căn cứ quyết định chỉnh sửa, cơ quan có thẩm quyền cấp văn bằng, chứng chỉ ghi đầy đủ thông tin về văn bằng, chứng chỉ, các nội dung được chỉnh sửa vào phụ lục sổ gốc cấp văn bằng, chứng chỉ.

Xem thêm: https://luatdanviet.com/doi-ten-cho-con-can-giay-to-gi-thu-tuc-the-nao

Đổi tên mới, xin cấp lại bằng lái xe thế nào?

Câu hỏi: Em vừa mới đổi tên trên Giấy khai sinh và Căn cước công dân. Tuy nhiên, bằng lái xe và các giấy tờ khác thì em vẫn chưa làm lại. Khi đi đường, có vài lần em bị cảnh sát giao thông kiểm tra giấy tờ thì tên trong căn cước và tên trong bằng lái xe lại khác nhau, vì bằng lái thi đã lâu nên ảnh cũng không giống bây giờ nữa. Giờ em muốn xin cấp lại bằng lái xe theo tên mới thì phải làm thế nào? – Nguyễn Khoa (nguyen…@gmail.com).

Trả lời:

Khoản 4 Điều 37 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT quy định:

 

Trường hợp năm sinh, họ, tên, tên đệm ghi trên giấy phép lái xe có sai lệch với giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân thì cơ quan quản lý giấy phép lái xe làm thủ tục đổi giấy phép lái xe mới phù hợp với thông tin ghi trong giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân.

 

Theo quy định trên, sau khi đổi tên, có thể làm thủ tục đổi giấy phép lái xe theo tên mới.

Căn cứ Điều 38 Thông tư 12, thủ tục đổi giấy phép lái xe được thực hiện như sau:

– Người lái xe lập 01 bộ hồ sơ, gửi trực tiếp hoặc bằng hình thức kê khai trực tuyến đến Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải. Hồ sơ bao gồm:

+ Đơn đề nghị đổi giấy phép lái xe theo mẫu quy định tại Phụ lục 19 ban hành kèm theo Thông tư này.

+ Giấy khám sức khỏe của người lái xe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp theo quy định, trừ người có giấy phép lái xe hạng A1, A2, A3 hoặc người có nhu cầu tách giấy phép lái xe có thời hạn và không thời hạn.

+ Bản sao giấy phép lái xe, giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn có ghi số giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân (đối với người Việt Nam) hoặc hộ chiếu còn thời hạn sử dụng (đối với người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài).

– Khi đến thực hiện thủ tục đổi giấy phép lái xe, người lái xe phải chụp ảnh trực tiếp tại cơ quan cấp giấy phép lái xe và phải xuất trình bản chính các hồ sơ nêu trên (trừ các bản chính đã gửi) để đối chiếu.

Share:

Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on pinterest
Pinterest
Share on linkedin
LinkedIn
Luật Dân Việt

Luật Dân Việt

Luôn đồng hành và hỗ trợ tư vấn pháp lý tới mọi người !

Tin mới

Bài viết liên quan