Đổi tên cho con cần giấy tờ gì? Thủ tục thế nào?

Hiện nay, nhiều bậc phụ huynh muốn đổi tên cho nhưng chưa biết phải có những giấy tờ gì? Thực hiện thế nào? Sau đây, Vanbanluat sẽ cung cấp cho bạn đọc quy định của pháp luật về những vấn đề này.

Đổi tên cho con cần giấy tờ gì?

Câu hỏi: Tôi có nhận nuôi một em bé ở trại trẻ mồ côi về nuôi. Tuy nhiên, lúc nhận nuôi bé đã 08 tháng tuổi và đã làm giấy khai sinh. Vậy tôi và chồng muốn đổi tên cho bé thì có được không? Nếu được thì cần những loại giấy tờ gì? – Hồng Hạnh (hongha…@gmail.com).

Trả lời:

Theo khoản 1 Điều 28 Bộ luật Dân sự 2015, cha nuôi, mẹ nuôi có quyền thay đổi tên cho con nuôi. Trong đó, căn cứ Điều 28 Luật Hộ tịch 2014, hồ sơ đổi tên bao gồm: tờ khai theo mẫu quy định và giấy tờ liên quan.

Với trường hợp đổi tên cho con nuôi, hồ sơ gồm có:

– Tờ khai (theo mẫu quy định);

– Bản chính Giấy khai sinh của con nuôi;

– Giấy chứng nhận nuôi con nuôi để làm căn cứ cho việc thay đổi hộ tịch.

doi ten cho con can giay to gi

Đổi tên cho con cần giấy tờ gì? Thủ tục thế nào? (Ảnh minh họa)

Đến đâu để đổi tên cho con?

Câu hỏi: Trước đây tôi làm Giấy khai sinh cho con ở quê trên Hà Giang nhưng giờ đã chuyển về Hải Phòng sống và đăng ký thường trú. Vậy nếu con tôi đổi tên thì có phải quay lại Hà Giang để làm thủ tục không hay đến nơi đăng ký thường trú cũng được? – Tuấn Hưng (tuanhun…@gmail.com).

Trả lời:

– Trường hợp người đổi tên dưới 14 tuổi: Ủy ban nhân dân (UBND) cấp xã nơi đã đăng ký hộ tịch trước đây hoặc nơi cư trú (thường trú hoặc tạm trú) của cá nhân là cơ quan có thẩm quyền giải quyết việc thay đổi tên (Điều 27 Luật Hộ tịch).

– Trường hợp người đổi tên dưới 14 tuổi: UBND cấp huyện nơi đã đăng ký hộ tịch trước đây hoặc nơi cư trú (thường trú hoặc tạm trú) của cá nhân là cơ quan có thẩm quyền giải quyết việc thay đổi tên (khoản 3 Điều 46 Luật Hộ tịch).

Như vậy, bạn có lựa chọn UBND cấp xã, huyện nơi đã làm Giấy khai sinh trước đây tại Hà Giang hoặc nơi nơi thường trú tại Hải Phòng để làm thủ tục đổi tên cho con.

Thủ tục đổi tên cho con

Câu hỏi: Con trai em đặt tên là Nguyễn Thành Nam nhưng khi đi làm giấy khai sinh, cán bộ tư pháp xã lại ghi thiếu chữ và để thành Nguyễn Thành Na. Vì cũng không để ý kỹ nên khoảng vài ngày sau vợ chồng em mới phát hiện. Cho em hỏi, thù tục đổi tên cho con được thực hiện như thế nào ạ? – Phạm Vân (Bắc Giang).

Trả lời:

Căn cứ Điều 28 và Điều 47 Luật Hộ tịch năm 2014, thủ tục đổi tên cho con được thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Nộp Tờ khai

Người yêu cầu thay đổi họ tên nộp Tờ khai cải chính hộ tịch theo mẫu quy định và giấy tờ liên quan cho cơ quan đăng ký hộ tịch.

Đồng thời, cần xuất trình bản chính Giấy khai sinh của người cần thay đổi họ, tên và các giấy tờ có liên quan để làm căn cứ cho việc thay đổi họ, tên của người đó.

Bước 2: Nhận kết quả

Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ, nếu thấy việc thay đổi, cải chính hộ tịch là có cơ sở, công chức tư pháp – hộ tịch ghi vào Sổ hộ tịch, cùng người yêu cầu đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch ký vào Sổ hộ tịch và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp trích lục cho người yêu cầu.

Sau đó, ghi nội dung thay đổi, cải chính hộ tịch vào Giấy khai sinh.

Trường hợp cần phải xác minh thì thời hạn được kéo dài thêm không quá 03 ngày làm việc.

Trường hợp đăng ký thay đổi họ, tên không phải tại nơi đăng ký hộ tịch trước đây thì Ủy ban nhân dân cấp xã phải thông báo bằng văn bản kèm theo bản sao trích lục hộ tịch đến Ủy ban nhân dân nơi đăng ký hộ tịch trước đây để ghi vào Sổ hộ tịch.

Về mức lệ phí: Căn cứ Điều 3 Thông tư 85/2019/TT-BTC, lệ phí đổi tên sẽ được áp dụng theo Quyết định của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh.

Xem thêm: https://luatdanviet.com/vo-sinh-con-chong-duoc-nghi-may-ngay-2021

Cha mẹ được yêu cầu đổi tên cho con khi nào?

Câu hỏi: Con tôi trước đây được ông bà nội đặt tên trên giấy khai sinh nhưng không hay. Tôi có lên xã xin đổi tên nhưng họ bảo không đổi được. Vậy cho tôi hỏi, khi nào cha, mẹ được đổi tên cho con? – Lê Thị Bình (Lebinh…@gmail.com).

Trả lời:

Căn cứ khoản 1 Điều 28 Bộ luật Dân sự 2015, cha, mẹ có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi tên cho con trong trường hợp sau đây:

– Theo yêu cầu của cha nuôi, mẹ nuôi về việc thay đổi tên cho con nuôi hoặc khi người con nuôi thôi làm con nuôi và người này hoặc cha đẻ, mẹ đẻ yêu cầu lấy lại tên mà cha đẻ, mẹ đẻ đã đặt;

– Theo yêu cầu của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc người con khi xác định cha, mẹ cho con;

– Thay đổi tên của người bị lưu lạc đã tìm ra nguồn gốc huyết thống của mình;

– Trường hợp khác do pháp luật về hộ tịch quy định.

Bên cạnh đó, theo khoản 1 Điều 17 Thông tư 04/2020/TT-BTP, việc cải chính hộ tịch (thay đổi họ, tên) chỉ được giải quyết sau khi xác định có sai sót khi đăng ký hộ tịch (sai sót của người đi đăng ký hộ tịch hoặc sai sót của cơ quan đăng ký hộ tịch); không cải chính nội dung trên giấy tờ hộ tịch đã được cấp hợp lệ nhằm hợp thức hóa thông tin trên hồ sơ, giấy tờ cá nhân khác.

Đồng thời, việc thay đổi tên cho người từ đủ 09 tuổi trở lên phải có sự đồng ý của người đó (theo khoản 3 Điều 28 Bộ luật Dân sự).

Như vậy, nếu không thuộc một trong các trường hợp trên, bạn sẽ không được yêu cầu đổi tên cho con.

Trên đây quy định về thủ tục đổi tên cho con 2021. Nếu còn thắc mắc liên quan đến vấn đề này, độc giả vui lòng để lại câu hỏi tại đây.

Share:

Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on pinterest
Pinterest
Share on linkedin
LinkedIn
Luật Dân Việt

Luật Dân Việt

Luôn đồng hành và hỗ trợ tư vấn pháp lý tới mọi người !

Tin mới

Bài viết liên quan