Nền kinh tế trên thế giới ngày càng phát triển, trách nhiệm xã hội đối với doanh nghiệp là không còn xa lạ. Những nhà đầu tư, người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến chính sách toàn cầu hóa đối với quyền, nghĩa vụ người lao động, môi trường phúc lợi.

Hiện nay, khi kinh tế ngày càng phát triển, thị trường hội nhập tại Việt Nam. Nhằm mục tiêu hướng tới toàn cộng đồng và lợi ích chung cho toàn xã hội,  pháp luật có những quy định ưu tiên, khuyến khích các doanh nghiệp xã hội.

Vậy doanh nghiệp xã hội là gì, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp như thế nào, ví dụ về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Để giải đáp thắc mắc và tư vấn Luật Dân Việt xin chia sẻ gửi đến Quý độc giả bài viết dưới đây.

Doanh nghiệp xã hội là gì?

Doanh nghiệp xã hội là một trong các loại hình doanh nghiệp được quy định tại Luật Doanh nghiệp 2014, hoạt động của doanh nghiệp xã hội là nhằm giải quyết các vấn đề xã hội, phục vụ mục tiêu xã hội và phát triển kinh tế.

Ngoài ra, căn cứ vào khoản 1 Điều 10 Luật Doanh nghiệp quy định doanh nghiệp xã hội phải đáp ứng các tiêu chí sau:

– Phải là doanh nghiệp đã được đăng ký thành lập theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2014.

– Doanh nghiệp xã hội mục tiêu hoạt động là giải quyết các vấn đề xã hội và môi trường tất cả vì lợi ích cộng đồng.

– Doanh nghiệp xã hội sử dụng ít nhất 51% tổng lợi nhuận hàng năm của doanh nghiệp để tái đầu tư với mục tiêu xã hội, môi trương như đã đăng ký.

Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp?

Ngoài hiểu rõ khái niệm doanh nghiệp xã hội, Luật Dân Việt xin xung cấp thêm trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, cụ thể như sau:

– Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đều mục đích hướng tới các hoạt động vì lợi ích toàn xã hội, gồm:

+ Tất cả các hoạt động từ thiện, thiện nguyện như quyên góp hàng hóa, dịch vụ, tiền mặt tới những vùng miền có hoạt cảnh điều kiện kinh tế khó khăn, người già neo đơn, gia đình có hoàn cảnh đặc biệt.

+ Tham gia các hoạt động tình nguyện do doanh nghiệp tổ chức

+ Mở rộng hoạt động kinh doanh, sản xuất các sản phẩm có ích cho xã hội, các sản phẩm này phải được kinh doanh có đạo đức, giúp đỡ cộng đồng.

+ Tiến hành xúc tiến các chiến dịch, tuyên truyền và tham gia tài trợ vì lợi ích toàn xã hội.

+ Doanh nghiệp xã hội cung cấp sản xuất các sản phẩm phù hợp cho nhu cầu cộng động ( người HIV/AIDS, người khuyết tật….)

+ Doanh nghiệp xã hội tạo ra cơ hội hòa nhập giữa các cả nhân với cộng đồng qua có chương trình đào tạo cơ hội việc làm, đưa ra những giải pháp tốt cho các vấn đề xã hội vì sự phát triển của toàn xã hội.

+ Tất cả doanh nghiệp xã hội được thành lập phải hướng tới giải quyết các vấn đề tốn tại như bảo vệ trẻ em, dịch bệnh, ô nhiễm môi trường…

Ví dụ về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp?

Một số ví dụ về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp như sau:

– Hãng xe Honda Việt nam thực hiện các chương trình giáo dục mang ý nghiacx như an toàn giao thông, chương trình tôi yêu Việt Nam… mục đích nhằm phổ biến an toàn giao thông, hướng dẫn tuân thủ luật lệ giao thông, hướng dẫn mọi người dân lái xe an toàn.

– Sữa Vinamilk đã thực hiện xây dụng quỹ “ Vươn cao Việt Nam” và “ Một triệu cây xanh” nhằm mục đích hỗ trợ kinh phí cho những trẻ em nghèo vượt khó để đến trường, tài trợ các hoạt động thiện nguyện. Ngoài ra giúp người Việt Nam được trải nghiệm, sử dụng các sản phẩm sữa tốt nhất, đảm bảo nhất .

– Trong những năm gần đây do nhu cầu mua hàng của đối tác nước ngoài, các doanh nghiệp thuộc ngành dệt may và da giày đã thực hiện chương trình CSR nhằm tạo cơ hội cho nhiều lao động Việt Nam có việc làm, tăng hiệu quả kinh tế, gắn bó giữa người lao động và doanh nghiệp.

Nhờ đó năng suất lao động tăng kéo theo doanh thu, tỷ lệ hàng xuất khẩu tăng, tạo dựng hình ảnh với khách hàng.

Xem thêm:

Sổ bảo hiểm xã hội là gì

Tài sản là gì

Thực trạng doanh nghiệp xã hội ở Việt Nam

Nền kinh tế trên thế giới ngày càng phát triển, trách nhiệm xã hội đối với doanh nghiệp là không còn xa lạ. Những nhà đầu tư, người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến chính sách toàn cầu hóa đối với quyền, nghĩa vụ người lao động, môi trường phúc lợi. Vì thế những doanh nghiệp không thực hiện trách nhiệm xã hội sẽ khó có thể tiếp cận được thị trường quốc tế.

Đảng và nhà nước luôn quan tâm đến cộng đồng doanh nghiệp, ngày 22/3/ 2019 lần đầu tiên Việt Nam đã có một báo cáo nghiên cứu về hiện trạng doanh nghiệp xã hội tại Việt Nam. Việc nghiên cứu hiện trạng doanh nghiệp xã hội ở Việt Nam đã thúc đẩy, chịa sẻ kiến thức về doanh nghiệp xã hội.

Sau khi Luật Doanh Nghiệp 2014 có hiệu lực, đó là cơ sở nền tảng pháp lý cho các doanh nghiệp xã hội thành lập và hoạt động. Báo cáo nghiên cứu hiện trạng doanh nghiệp xã hội tại Việt Nam đã giúp đánh giá được doanh nghiệp xã hội ở Việt Nam ngày càng phát triển , quy mô mở rộng hơn.

Việc thực hiện báo cáo nghiên cứu hiện trạng doanh nghiệp tại Việt Nam sẽ giúp các doanh nghiệp xã hội đánh giá, nhận định cho từng lĩnh vực từ đó để có thể cải thiện, phát triển phù hợp với cộng đồng doanh nghiệp ở Việt Nam cũng như quốc tế.

Doanh nghiệp xã hội là mô hình có hiệu quả nhằm giải quyết các vấn đề xã hội, mang lại lợi ích cộng đồng, sự thịnh vượng cho toàn xã hội , đó là đóng góp quan trọng của Việt Nam trong thực hiện mục tiêu, định hướng phát triển bền vững.

Share:

Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on pinterest
Pinterest
Share on linkedin
LinkedIn
Luật Dân Việt

Luật Dân Việt

Luôn đồng hành và hỗ trợ tư vấn pháp lý tới mọi người !

Tin mới

Bài viết liên quan