Doanh nghiệp có cần báo trước khi hết hạn hợp đồng từ 2022?

Hết hạn hợp đồng là một trong những căn cứ để chấm dứt hợp đồng lao động. Vậy, doanh nghiệp có cần báo trước khi hết hạn hợp đồng từ 2022?

Khi hết hạn hợp đồng có cần báo trước không?

Câu hỏi: Cho tôi hỏi, công ty tôi ký hợp đồng có thời hạn 02 năm với một nhân viên, tháng tới là hết hạn hợp đồng. Vậy, công ty có cần báo trước với người lao động không? – Ngọc Mai (Đà Nẵng).

Trả lời:

Căn cứ Bộ luật Lao động 2019, trước khi nhận người lao động vào làm việc, người sử dụng lao động phải ký kết hợp đồng với người lao động. Theo đó, từ 2021, chỉ còn 02 loại hợp đồng là hợp đồng lao động không xác định thời hạn và hợp đồng lao động xác định thời hạn.

Điều 45 Bộ luật Lao động 2019 quy định về thông báo chấm dứt hợp đồng lao động như sau:

Điều 45. Thông báo chấm dứt hợp đồng lao động

1. Người sử dụng lao động phải thông báo bằng văn bản cho người lao động về việc chấm dứt hợp đồng lao động khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định của Bộ luật này, trừ trường hợp quy định tại các khoản 4, 5, 6, 7 và 8 Điều 34 của Bộ luật này.

Với câu hỏi của bạn, nếu công ty bạn chấm dứt hợp đồng với người lao động thì cần thông báo bằng văn bản cho người lao động về việc chấm dứt hợp đồng. Tuy nhiên, công ty không cần bảo đảm thời gian phải báo trước.

Như vậy, từ 2021, khi chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động, doanh nghiệp chỉ cần thông báo bằng văn bản về việc chấm dứt hợp đồng nhưng không yêu cầu số ngày phải báo trước.

Doanh nghiệp có bị phạt khi không báo trước ngày hết hạn hợp đồng?

Câu hỏi: Công ty không báo trước ngày hết hạn hợp đồng cho người lao động có bị phạt không? – Mai Hoàng (hoangmai…@gmail.com).

Trả lời:

Theo Điều 10, Điều 11 Nghị định 28/2020/NĐ-CP không quy định mức phạt vi phạm về chấm dứt hợp đồng lao động, cụ thể doanh nghiệp không báo trước ngày hết hạn hợp đồng không còn bị phạt như quy định trước đây.

Quy định cũ tại Điều 7 Nghị định 95/2013/NĐ-CP như sau:

Điều 7. Vi phạm quy định về thực hiện hợp đồng lao động

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động không thông báo bằng văn bản cho người lao động biết trước ít nhất 15 ngày, trước ngày hợp đồng lao động xác định thời hạn hết hạn.

Như vậy, người sử dụng lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động nếu không báo trước ngày hết hạn hợp đồng hết hạn sẽ không bị phạt hành chính.

doanh nghiep co can bao truoc khi het han hop dong tu 2021

Doanh nghiệp có cần báo trước khi hết hạn hợp đồng từ 2021 (Ảnh minh họa)

Xem thêm: Ký hợp đồng mua bán nhưng không sang tên Sổ đỏ có bị phạt không?

Mức bồi thường khi công ty đơn phương chấm dứt hợp đồng trái luật?

Câu hỏi: Xin hỏi, nếu công ty chấm dứt hợp đồng lao động trái luật thì bị phạt thế nào? – Đặng Dũng (Hải Phòng).

Trả lời:

Theo Điều 39 Bộ luật Lao động 2019, đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật quy định như sau:

Điều 39. Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật

Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật là trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động không đúng quy định tại các điều 35, 36 và 37 của Bộ luật này.

Từ quy định trên, nếu đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không thuộc các trường hợp được cho phép thì được xem là đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật, ví dụ:

– Người lao động ốm đau hoặc bị tai nạn, bệnh nghề nghiệp đang điều trị, điều dưỡng theo chỉ định của cơ sở khám, chữa bệnh có thẩm quyền.

– Người lao động đang nghỉ hàng năm, nghỉ việc riêng và trường hợp nghỉ khác được người sử dụng lao động đồng ý.

– Người lao động nữ mang thai; người lao động đang nghỉ thai sản hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

Căn cứ Điều 41 Bộ luật Lao động, nếu đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật, công ty phải thực hiện nghĩa vụ sau:

Trường hợp nhận người lao động trở lại làm việc

– Người sử dụng lao động phải trả tiền lương, đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp trong những ngày người lao động không được làm việc.

– Phải trả thêm cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.
Sau khi được nhận lại làm việc, người lao động hoàn trả cho người sử dụng lao động các khoản tiền trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm nếu đã nhận của người sử dụng lao động.

– Nếu không còn vị trí, công việc đã giao kết trong hợp đồng lao động mà người lao động vẫn muốn làm việc thì hai bên thỏa thuận để sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động.
– Nếu doanh nghiệp vi phạm quy định về thời hạn báo trước, phải trả một khoản tiền tương ứng với tiền lương theo hợp đồng lao động trong những ngày không báo trước.

Trường hợp người lao động không muốn tiếp tục làm việc

– Các khoản tiền phải trả theo quy định trên.

– Trợ cấp thôi việc để chấm dứt hợp đồng lao động.

Trường hợp người sử dụng lao động không muốn nhận lại người lao động và người lao động đồng ý

– Các khoản tiền như trên và trợ cấp thôi việc.

– Thỏa thuận khoản tiền bồi thường thêm cho người lao động nhưng ít nhất bằng 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động để chấm dứt hợp đồng lao động.

Share:

Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on pinterest
Pinterest
Share on linkedin
LinkedIn
Luật Dân Việt

Luật Dân Việt

Luôn đồng hành và hỗ trợ tư vấn pháp lý tới mọi người !

Tin mới

Bài viết liên quan