Đăng Ký Thương Hiệu Cho Sản Phẩm Thời Trang, Quần Áo, Giày Dép

Thương hiệu là tài sản trí tuệ giá trị của doanh nghiệp, giúp khẳng định vị thế của doanh nghiệp trên thị trường cạnh tranh khốc liệt.

Thủ tục đăng ký thương hiệu nói chung và đăng ký thương hiệu cho sản phẩm thời trang, quần áo, giày dép nói riêng không quá phức tạp nhưng đòi hỏi tuân thủ chặt chẽ các quy định của pháp luật hiện hành. Để hiểu rõ hơn về thủ tục này, mời Quý độc giả tham khảo nội dung bài viết dưới đây của Luật Dân Việt.

Doanh nghiệp kinh doanh các sản phẩm thời trang, quần áo, giày dép đối mặt với những vấn đề gì nếu không đăng ký thương hiệu?

Bên cạnh đa phần các doanh nghiệp hiện nay đã quan tâm và tiến hành thủ tục đăng ký thương hiệu cho sản phẩm thời trang, quần áo, giày dép, một vài doanh nghiệp còn khá thờ ơ với thủ tục đăng ký thương hiệu bởi họ chưa nhận thức được những vấn đề, rủi ro sau:

– Người tiêu dùng ít biết đến các sản phẩm của doanh nghiệp, sức tiêu thụ bị hạn chế, doanh nghiệp không có sức cạnh tranh;

– Doanh nghiệp dễ bị mất đi thương hiệu mình đã xây dựng, có chỗ đứng trên thị trường;

– Không có căn cứ để yêu cầu cơ quan có thẩm quyền xử lý các hành vi xâm phạm thực tế của các cá nhân, tổ chức khác.

Như vậy, doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp kinh doanh các sản phẩm thời trang, quần áo, giày dép nói riêng nên đăng ký bảo hộ thương hiệu của mình để được được Nhà nước thừa nhận, bảo hộ các quyền, lợi ích của chủ sở hữu thương hiệu, tránh được những vấn đề, rủi ro không đáng có trên đây.

Cách đăng ký thương hiệu cho sản phẩm thời trang, quần áo, dày dép

Thương hiệu bao gồm nhiều yếu tố tạo nên như nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp,… Thương hiệu được đăng ký bảo hộ thông qua việc tiến hành các thủ tục đăng ký bảo hộ các yếu tố này.

Hiện nay có 2 cách thức đăng ký thương hiệu mà các cá nhân, tổ chức có thể áp dụng:

Cách 1: Cá nhân, tổ chức tự mình tiến hành thủ tục đăng ký

Cá nhân, tổ chức tự mình xác định yếu tố của thương hiệu mình muốn bảo hộ thuộc loại tài sản trí tuệ nào theo pháp luật sở hữu trí tuệ hiện hành và tiến hành thủ tục đăng ký theo luật định.

Ví dụ: Doanh nghiệp muốn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu  khi lựa chọn cách này tự mình chuẩn bị hồ sơ như sau nộp tại Cục Sở hữu trí tuệ hoặc Văn phòng đại diện của Cục Sở hữu trí tuệ tại Thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Đà Nẵng:

– Tờ khai đăng ký nhãn hiệu;

– Mẫu nhãn hiệu;

– Danh mục hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu;

– Chứng từ nộp phí, lệ phí

Cách 2: Cá nhân, tổ chức có nhu cầu ủy quyền cho Tổ chức đại diện sở hữu công nghiệp thay mình tiến hành thủ tục

Thủ tục đăng ký thương hiệu cho sản phẩm thời trang, quần áo, giày dép tưởng như đơn giản nhưng đòi hỏi sự am hiểu sâu rộng các quy định pháp luật, kinh nghiệm thực tiễn để thực hiện một cách trôi chảy, hiệu quả. Không phải cá nhân, tổ chức nào cũng đáp ứng được những đòi hỏi này, do đó cách thức đăng ký thứ 2 này là giải pháp tiết kiệm thời gian, công sức nhưng vẫn đem lại hiệu quả. Thực tế cho thấy, cách thức này được nhiều doanh nghiệp lựa chọn.

Xem thêm:

Thời Hạn Đăng Ký Mã Vạch Có Gì Cần Phải Quan Tâm?

Tài Liệu Đăng Ký Mã Vạch Cho Các Sản Phẩm, Hàng Hóa

Luật Dân Việt – đơn vị hàng đầu hỗ trợ đăng ký thương hiệu cho doanh nghiệp

Qua nhiều năm hoạt động chuyên về lĩnh vực Sở hữu trí tuệ, Luật Dân Việt được hàng ngàn doanh nghiệp tin tưởng, lựa chọn dịch vụ đăng ký bảo hộ thương hiệu. Nhiều doanh nghiệp đã sử dụng dịch vụ hoàn toàn bị thuyết phục và trở thành khách hàng thân thiết.

Hiện nay, Luật Dân Việt cung cấp dịch vụ đăng ký thương hiệu trọn gói giúp Quý khách hàng trải nghiệm dịch vụ chất lượng nhất với mức phí dịch vụ vẫn cạnh tranh, hợp lý. Trong gói dịch vụ, Chúng tôi sẽ:

– Tư vấn đối tượng đăng ký bảo hộ phù hợp với mục đích sử dụng, phạm vi bảo hộ phù hợp với quy mô ngành hàng, nhu cầu phát triển về lâu về dài của doanh nghiệp;

– Hướng dẫn khách hàng chuẩn bị, cung cấp các thông tin cần thiết;

– Thiết kế nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp,… độc đáo, ấn tượng theo ý tưởng, nhu cầu của khách hàng;

– Tra cứu, đánh giá sơ bộ khả năng bảo hộ của đối tượng muốn đăng ký;

– Trực tiếp soạn hồ sơ và nộp hồ sơ tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

– Theo dõi quá trình xử lý hồ sơ và nhận kết quả trao tới khách hàng;

– Hướng dẫn khách hàng khai thác các quyền, lợi ích sau đăng ký;

– Hỗ trợ giải quyết tranh chấp, xử lý hành vi xâm phạm đến quyền sở hữu trí tuệ đối của khách hàng;

– Thông báo gia hạn cho Văn bằng bảo hộ khi cần thiết,…

Cách thức liên hệ sử dụng dịch vụ 

Do đó, nếu có nhu cầu đăng ký thương hiệu cho sản phẩm thời trang, quần áo, giày dép nói riêng và đăng ký bảo hộ thương hiệu nói chung, Quý khách hàng vui lòng liên hệ Luật Dân Việt thông qua các phương thức sau để sớm được trải nghiệm chất lượng dịch vụ của chúng tôi:

Share:

Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on pinterest
Pinterest
Share on linkedin
LinkedIn
Luật Dân Việt

Luật Dân Việt

Luôn đồng hành và hỗ trợ tư vấn pháp lý tới mọi người !

Tin mới

Bài viết liên quan